Picture of Long Le Nguyen
THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Long Le Nguyen - Thursday, 5 October 2017, 9:57 AM
 

Trên cơ sở xem kĩ và xem có phê phán bộ phim Rashomon (đã xem trên lớp chiều qua, thứ Tư, 4.10.2017), anh chị có thể thảo luận về bất cứ vấn đề gì có thể hoặc muốn chia sẻ ở topic này, song định hướng là một số vấn đề dưới đây:

1. Anh chị có nhận xét gì về kĩ thuật tự sự được thể hiện qua bộ phim? Một cách ngắn gọn nhất, cốt truyện của bộ phim là gì, diễn tiến cơ bản của nó là gì? Cốt truyện này được kể lại từ tất cả bao nhiêu điểm nhìn? Trong số các phiên bản từ các điểm nhìn khác nhau cùng kể lại về câu chuyện đã diễn ra này, theo anh chị, đâu là phiên bản đáng tin cậy nhất?

2. Vậy tóm lại ai là thủ phạm gây ra cái chết của nhân vật người chồng? Không chỉ dừng lại ở việc đi tìm thủ phạm mà ở tầm khái quát hơn, theo anh chị, tác giả muốn nói gì ở nghệ thuật dựng phim, kĩ thuật tự sự điện ảnh thể hiện qua bộ phim?

3. Chỉ xét riêng tới khía cạnh nghệ thuật (tức chưa bàn đến các giá trị nội dung như nhân văn, đạo đức...), dựa kĩ vào các lời thoại, nếu phải chỉ ra 3-4 từ khoá (key words) trong bộ phim này, thì theo anh chị, đó là các từ khoá nào? Trên cơ sở các từ khoá đó, và ở tầm mức tư duy khái quát, tư duy trừu tượng, tư duy triết học, thì theo anh chị, bộ phim đề cập đến vấn đề gì?

4. Từ ý 3. ở trên (tức ý bàn về khía cạnh nghệ thuật), thì xét về các bình diện khác như giá trị nhân văn, về đạo đức, về thế sự, bộ phim muốn nói gì?

5. Theo anh chị, bộ phim lạc quan hay bi quan? Hay hư vô chủ nghĩa? Nêu quan điểm và lập luận bảo vệ quan điểm của mình trên cơ sở dựa vững chắc vào các tình tiết cụ thể của bộ phim.

6. Về kĩ thuật tự sự, theo anh chị, trong số các tác phẩm văn học Mĩ đã được post trên website môn học này cũng như là trong số các tác phẩm văn học Mĩ nói chung mà anh chị đã từng đọc, có tác phẩm nào mà cũng có kĩ thuật tự sự tương tự như vậy không?

7. Trong phạm vi văn học Việt Nam, xét về kĩ thuật tự sự, anh chị có biết tác phẩm nào (truyện ngắn hoặc tiểu thuyết) mà cũng có kĩ thuật tự sự tương tự như kĩ thuật tự sự của bộ phim không? (Câu 7 này trả lời được sẽ được đánh giá cao và tăng mức điểm thưởng)

 

 

Ghi chú: critically watching. Các bạn chú ý một thuật ngữ khác là "critical thinking" (tư duy phê phán) để hiểu đúng nghĩa của từ "critical" - tức xem, nghĩ, học với một tinh thần phê phán, chủ động, có phân tích. Từ "critical" (phê phán) cần hiểu theo nghĩa đó chứ không phải là "phê phán" theo nghĩa xấu mà chúng ta có thể liên tưởng tới trong tiếng Việt.

 
Picture of Anh Nguyễn Thị Phương
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Anh Nguyễn Thị Phương - Thursday, 5 October 2017, 1:53 PM
 

Trên các câu hỏi định hướng để bàn luận về bộ phim của thầy thì em có câu trả lời như sau.

Thứ nhất là nhận xét về kĩ thuật tự sự. Theo em được biết thì tự sự có nghĩa là kể chuyện là sự tường thuật lại một chuỗi sự việc, sự kiện. Một tác phẩm tự sự như em được biết thì có nhiều ngôi kể. nhưu ngôi kể thứ nhất là người trong chính câu cuyện kể lại. như ngôi kể thứ 3 là người ngoài cuộc nhìn vào để kể lại. TRong bộ phim Rashomon thì kĩ thuật tự sự được sử dụng một cách hết sức linh hoạt. nghĩa là dược kể trên rất nhiều góc nhìn , điểm nhìn. Được kể từ chính người trong cuộc cũng như là ngoài cuộc như : nhà sư, bác tiều phu, tên cướp Tajomaru, người phụ nữ và người chồng bị giết hại ( qua bà đồng). tất cả là có 5 người kể chuyện , 5 điểm nhìn khác nhau đã tạo nên một bộ phim. Bộ phim được tổ chức bởi nhhiều điểm nhìn trần thuật, đa dạng linh hoạt.

Thông qua đó, hiểu một cách ngắn gojn nhất về cốt truyện của bộ phim đó là : trong một cơn mưa to, ở một nơi trú mưa, có 2 người ngôi f đó là 1 vị nhà sư và 1 bác tiều phu. Sau đó có một người đàn ông đến trú mưa cùng. Họ cùng nói về câu truyện kể về một vụ án li kì nhất mà đối với vị nhà sư còn kinh khủng hơn cả trộm cắp, thiên tai, dịch bệnh,… đó là cái chết không rõ nguyên nhân của người đàn ông đã có vợ. chuyện là: Vào 3 ngày trước, trong rừng, có  đôi vợ chồng cùng một con ngựa đi ngang qua, có gặp qua một nhà sư và sau đó gặp một tên cướp khét tiếng là Tajomaru. Tajomaru đã vô tình nhìn thấy dung nhan của người vợ mà nảy long háo sắc, sau đó một chuỗi sự kiện chưa được xác thực xảy ra thì người chồng bị chết. Sự kiện này một phần được chứng kiến bởi bác tiều phu đang đi đốn củi. và các nhân vật kể lại những gì mình nhìn thấy ở quan tòa.

Cốt truyên ( câu chuyện về cái chết cảu người đàn ông ) được kể lại theo em chỉ có 4 điểm nhìn đó là : bác tiều phu ( có 2 câu chuyện  khi ở quan tòa và khi ở chỗ trú mưa), tên cướp Tajomaru, người vợ , ngươi cồng ( qua nhân vật bà đồng ). Nhà sư không được xem là điểm nhìn bởi ông khồn chứng kiến được sự việc người chồng bị giết mà chỉ gặp đôi vợ chồng lúc còn đi trên đường. Nhà sư kể rằng gặp đôi vợ chồng này trên đường, người đàn ông có cầm theo thanh kiếm vào bộ cung tên. Qua phần hhooif tường lại của nhà sư thì ta thấy đôi vợ chồng hiện lên thật đẹp, người chồng cùng ánh mắt yêu thương trìu mến quay lại nhìn người vợ và cười. Nhà sư thấy rằng đôi vợ chồng này thật hạnh phúc.  

Trong số các phiên từ các điểm nhìn khác nhau cùng kể lại câu chuyện , theo em thì phiên bản đáng tin nhất là phiên bản cuối cùng , câu chuyện được kể lại qua lời kể của bác tiều phu sau  khi thú nhận sự thật là đã chứng kiến được khi người chồng bị giết. bởi vì pần này được kể ở một nhân vật nằm ngoài câu chuyện, tì câu chuyện sẽ có cái nhìn khsch quan nhất. Tuy bác tiều phu đã nói dối khi ở quan tòa tuy nhiên đó chỉ do sự sợ hãi và long tham ( về viên ngọc trên con dao găm của người vợ) . TUy nhiên sau sựu xấu hổ cũng như muốn tìm hiểu được lí do tại sao  nhưng nhân vật khác lại kể lại câu chuyện một cách khsc nhau đến thế thì ông đã kể lại sự thật câu chuyện cho người đàn ông lạ vào trú mưa.

Tóm lại , người gây ra cái chết của người chồng trực tiếp là tên cướp Tajomaru, gián tiếp là tại người vợ. Bởi vì chính người vợ đã khích bác sự yếu đuối của tên cướp và người chồng  khiến cho 2 người đàn ông lao vào đánh nhau.

KHông chỉ dừn glaij ở việc đi tìm thủ phạm , tho em , tác giả muốn qua nghệ thuật dựng phim cũng nư là kĩ thuật tự sự điện ảnh muốn thể hiện được rằng: một câu chuyện sự thật chỉ có một, tuy nhiên dưới nhiều điểm nhìn câu chuyện được kể lại sẽ có sự khác nhau. Có rất nhiều lí do chi phối việc kể lại chuyện như tâm lí, tình cảm, ý đồ, .. của người kể. Nghệ thuật của việc dựng phim đó là sự đa dạng. nghệ thuật dựng phim không chỉ dwuaj vào lời nói mà còn dựa vào sắc thái biểu cảm của nhân vật. cihsnh vì thế mà trong lồi thoại của các nhân vật nhắc đến rất nhiều việc miêu tả sắc thái , ánh mắt ,.. ví dụ nhưu là trong lời kể của nhà sư lafm sao ta thấy được sự hạnh phúc của đôi vợ chồng trong khi nhà sư không hề nhắc đến ( đó là do ánh mắt, cử chỉ của người chồng )., Hoặc như nếu chỉ qua những gì Tajomaru nói làm sao ta thấy được sự điên loạn , biến thái của hắn ( qua những điệu cười điên khhufng đó ) hay như là sự tức tưởi của người vợ khi mà cúi rạp mình  xuososng khóc nức nở, ay như là sự bối rối của bác tiều phu khi bị bóc mẽ là tham lam với viên ngọc trên chiếc dao găm,… có thể nói là tác giả muốn cho chúng ta cảm nhận được nhân vật nhiều hơn qua ình ảnh chứ khhoong chỉ là qua ngôn từ như ở tiểu thuyết.

Chỉ xét riêng tới khía cạnh nghệ thuật, dựa vào các lời thoại, nếu phải đưa ra từ khóa trong bộ pim này theo em đó là : nhân sinh – sự thật – tình yêu – hi vọng . Trên cơ sở này, thì theo em bộ phim đề cập đến một số vấn đề sau. Vấn đề này em cảm nhận được qua một số nhân vật sau.

      Thứ nhất là người đàn ông thứ 3 vào trú mưa. Khi nghe lại câu chuyện ông có đưa ra một số lời nhận xét mà em cho rằng đó như là nút, giải thích vì sao mà có sự khác nhau khi các nhân vật kể lại như thế.

-          “ Đàn ông yếu đuối lừa dối chính bản thân mình”

-          “ Đàn bà dùng nước mắt lừa mình lừa người”

-          “ KHông có kẻ nào là tốt…họ chỉ giả vờ.. người ta quên đi những cái xấu xa và tin vào những điều đẹp đẽ”

-          “ Quỷ trú ngũ ở la sinh môn… ăn nỗi sợ hãi của con người”

Quả thật những điều người đàn ông này đều đáng suy ngẫm .

Tajomaru hắn kể lại câu chuyện với vẻ mặt hào hứng, hắn khinh bỉ vị quan sai nói mình bị ngã ngữ, hắn nói rằng hắn không bao giờ ngã ngựa, “ chỉ thằng ngu mới nghĩ rằng hắn ngã ngữa” chính điều này cũng cho ta thấy rằng hắn rất tin vào năng lực bản thân. Những tràng cười điên dại cùng sự hào hứng , hắn đã kể hắn thông minh thế nào khi mà lừa được người chồng cũng như người vợ, mạnh mẽ thế nào khi chiếm được người vợ và giết được người chồng. hắn nói rằng người chồng rất giỏi , tiếp được 23 chiêu của hắn khi mà không có người nào đánh được với hắn đến 20 chiêu. Hắn nâng khả năng của người chông lên cũng chính để nâng chính bản thân năng lực của mình lên. Tuy nhiên khhi người tiều phu kể lại, người phụ nữ đã khinh bỉ Tajomaru yếu đuối, chính điều này đã đánh vào tâm lí của hắn. quả thật khi đánh nhau với người chồng có một lúc hắn đã thất thế, mất kiếm và phhari chạy. hắn liên tục vấp ngãn mà chạy trốn. có lẽ sự yếu đuối này đối với hắn là một nỗi nhục. vì thế mà câu chuyện hắn kể mới trở nên như vậy.

Người phụ nữ khi kể lại thì liên tục khóc lóc, và em có ấn tượng với câu cuối cùng của người phụ nữ khi kể lại chuyện ở quan toàn, bà đã than rằng : “ Một người phụ nữ đáng thương bơ vơ như tôi phải làm thế nào đây?” người phụ nữ khi ở trên toàn , qua cái nhìn của nhà sư thì không có vẻ dữ tợn như khi Tajomaru kể mà có phần ngoan hiền , thương chồng.

Qua bà đồng, lời kể của người cồng – người đã chết cũng hiện lên. Người ta cho rằng người chết làm sao mà có thể nói dối được. nhưng quả thực, người chheest vẫn nói dối. bởi vì sự thật rằng người chồng yếu đuối, cũng như thất vong. Hắn tà vẽ ra một câu chuyện khinh bỉ người vợ của mình, khiến mình cao thượng hơn khi tha tội cho tên cướp và rồi tựu mình kết liễu đời mình cho thật thanh cao và trong sạch.

Tất cả những điều trên khiến cho ta có cái nhìn khác đi về con người. chính điều này khiến cho ta nhận tấy sự sai trái về nhân sinh. Mà qua lời thoại của nhà sư – sự tượng trưng cho những điều triết lí, đúng đắn ta thấy được sự sai lầm của nhân sinh. Tuy nhiên thì với long từ bi, sự bao dung, mọi thứu vẫn còn hi vọng.

-          Nhà sư thấu cảm cho một cuộc đời ngắn ngủi của người chồng : “ Đời người thực giống như sương mong manh và thoáng qua”

-          Nhà sư thấy thất vọng với cuộc sống lúc bấy giờ, ông cảm thấy “ Nếu con người không tin nhau, trái đất giống như địa ngục”. Dường như ông thấy bang hoàng vì chẳng thể tin lời của bất kì ai, kể cả người đã chết.  ông thấy ngỡ ngàng trước những lời nói dối và sự thực. và Nhà sư đã “ mất niềm tin vào con người”

-          Tuy nhiên thì thế giới có 2 mặt của nó, không có cái gì là tuyệt đối cả. Ví như bác tiều phu tuy tham lam nhưng vẫn có long thương người, vẫn muốn chăm sóc đứa bé khi nhà mình đã có 6 người con. Nhà sư cảm thấy hổ thẹn khi mà đề phòng bác tiều phu. Tuy nhiên người lại dễ dàng nhận ra cái sai của mình, xin lỗi và sửa đổi. Vị nhà sư và bác tiều phu cho ta hi vọng về một cuộc sống nhân sinh tươi đẹp hơn. Nhà sư đã nói rằng : “ Nhờ có anh, ta mới thấy mình có thể giữ niềm tin vào con người”.

Một trong những từ khóa mà em nhắc đến là “ tình yêu “ đó là được thể hiện như thế nào? Qua lời kể thứ 2 của bác tiều phu mà em cho là đúng nhất có đoạn sa khi phụ bạc người vợ. Tên cướp Tajomaru đã quỳ xuống bên cạnh người vợ, hắn van xin người vợ hãy theo ắn, chấp nhận hắn. bởi hắn cho rằn gmifnh tực sự yêu nàng từ cái nhìn đầu tiên. Hắn sẵn sang từ bỏ nhữung điều xấu xa để hoàn lương. Hắn nói rằng sẽ vứt bỏ những đồng tiền dơ bẩn chỉ để đi bán đồ linh tinh để được sống với nàng. Chính chi tiết này cho em thấy rằng tình yêu vẫn rất đẹp. Tình yêu có thể cảm hóa được con người giống như tình yêu của Thị Nở đẽ cứu vớt Chí Phèo trong tác phẩm CHí Phèo của Việt Nam.

 

Theo em thì bộ phim không lạc quan cũng không bi quan. Nên có lẽ nó thuộc chủ nghĩa hư vô. Sauk hi tìm hiểu được chủ nghĩa hư vô là gì thì em thấy rằng :

“ Chủ nghĩa hư vô hay tư tưởng đoạn diệt (tiếng AnhNihilism ( /ˈn.ɪlɪzəm/ hay /ˈn.ɪlɪzəm/; từ tiếng Latin nihil, không có gì) là một học thuyết triết học cho thấy sự phủ định của một hay nhiều khía cạnh ý nghĩa nổi bật trong cuộc sống. Phổ biến nhất của chủ nghĩa hư vô được trình bày dưới hình thức thuyết hư vô, trong đó lập luận rằng cuộc sống này không có mục tiêu nào có ý nghĩa, mục đích, hoặc giá trị nội tại.[1] Triết lý của chủ nghĩa hư vô khẳng định rằng đạo đức vốn đã không tồn tại, và rằng bất kỳ giá trị đạo đức nào cũng được thiết lập một cách trừu tượng giả tạo. Chủ nghĩa hư vô cũng có thể có các hình thức nhận thức luận hay bản thể luận/siêu hình học có nghĩa tương ứng, theo một số khía cạnh, kiến thức là không thể, hay thực tế là nó không thực sự tồn tại.

Thuật ngữ này đôi khi được dùng một cách phi chuẩn mực để giải thích tâm trạng tuyệt vọng chung ở một số thời điểm bế tắc nhận thức về sự tồn tại mà người ta có thể phát triển khi nhận ra không có các quy phạm, quy tắc, hoặc pháp luật.[2] Các phong trào như chủ nghĩa vị lai và giải kiến tạo,[3] và một số khác, đã được xác định bởi các nhà phê bình là "hư vô" vào những thời điểm khác nhau trong những bối cảnh khác nhau.”

 Nói một cách ngắn gọn, có thể hiểu là , chủ nghĩa hư bô không xác định một chuẩn mực đạo đức nào đó bởi nó có tể thay đổi , hoặc nhận thức dưới nhiều góc độ , khía cạnh khác nhau. Em nói bộ phim thuộc chủ nghĩa hư vô này bởi như phần trên đã phân tích em thấy được sự 2 cạnh, nhiều mặt của cuộc sống. Như sự thất vọng , mất niềm tin – hi vọng, người xấu – việc tốt, người tốt – việc xấ. Như người chồng tưởng như rất thương vợ nhưng lại có thể phủ nhận người vợ của mình khi đã bị người đàn ông khac nhúng chàng. Có một câu người chồng nói mà em vẫn nhớ là “ cô chẳng còn gì cả”. người chồng quan trọng sự trong trắng của người vợ đến như thế, nhưng tên cướp thì lại không. Dù hắn biết nàng đã có chồng nhưng hắn vẫn yêu nàng, sẵn sang hoàn lương vì nàng.

Hay như người đàn ông thứ 3 đến trú mưa, nói những câu triết lí có vẻ khách quan mà đúng đắn nhưng sẵn sang lấy đi chiếc áo kimono được để lại cùng đứa bé rồi bỏ đi. Hắn còn cho rằng không phải mình thì cũng sẽ có kẻ khác lấy đi được thôi, và hắn có để lại một câu là : “ kẻ trộm nói thật cũng là kẻ cướp thôi”

Còn bác tiều phu tuy nhát gan không dám nói sự thật trước tòa, nổi lòng tham mà lấy đi chiếc dao găm có khảm viên ngọc đắt giá lại sẵn sangf thu nhận đứa bé khi gia đình mình không hề khá giả trong khi đã có 6 người con,….

 

Về kĩ thuật tự sự,trong số các tác phẩm văn học Mĩ đã được post trên website môn học này cũng như là trong số các tác phẩm văn học Mĩ nói chung mà anh chị đã từng đọc, có tác phẩm nào mà cũng có kĩ thuật tự sự tương tự như vậy không? Theo em đó là tác phẩm âm thanh và cuồng nộ, trái tim tố giác ( một truyện ngắn trong tập truyện con mèo đen của Edgar Poe)

Còn về văn học Việt Nam thì có tác phẩm : Chiếc thuyền ngoài xa -Nguyễn Minh Châu, Lão Khổ - Tạ Duy Anh, Lão Hạc -  Nam Cao, Chiếc Lược Ngà – Nguyễn Quang Sáng.

 

 

Picture of Nguyễn Thanh Bình
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Nguyễn Thanh Bình - Thursday, 5 October 2017, 5:13 PM
 

Em cám ơn thầy vì những câu hỏi gợi ý thảo luận, sau đây em xin phép được đưa ra ý kiến của mình!

1. Đầu tiên, khi bàn luận về bộ phim, chúng ta nên nói đến kĩ thuật tự sự được thể hiện qua nó. Em đồng ý với ý kiến của bạn Phương Anh phía trên, rằng kĩ thuật tự sự ở đây được sử dụng khá linh hoạt và phong phú. Cụ thể, linh hoạt và phong phú ở đây không chỉ ở đa dạng từ điểm nhìn, góc nhìn của nhân vật, đa dạng ở ngôi kể mà còn được kết hợp khéo léo bằng lối tự sự theo trình tự thời gian cũng như đảo lộn trật tự thời gian.

Về cốt truyện, nếu ngắn gọn trong một câu thì có thể nói bộ phim này tái hiện lại câu chuyện khó hiểu về một cặp vợ chồng và tên cướp Tajomaru qua điểm nhìn của nhiều nhân vật. Qua những điểm/góc nhìn đó, mỗi người xem lại có những suy ngẫm, đánh giá khác nhau về tổng thể chung của bộ phim cho đến từng nhân vật, còn để rõ ràng hơn thì cần phải để tâm một chút đến diễn tiến bộ phim. Bộ phim được tái hiện không theo một mạch tuyến tính của thời gian mà đan xen lẫn hồi tưởng và hiện tại, như thắt bao nhiêu cái nút trong suy tưởng của người xem rồi lại lần theo dòng hồi tưởng mà lần lượt gỡ bỏ hết chúng đi vậy. Mở đầu phim với khung cảnh của hiện tại, của một ngày mưa lớn với thời gian gợi mở là sau khi vừa kết thúc một phiên xử án. Hai người bước ra từ phiên xử với vai trò nhân chứng (bác tiều phu và nhà sư) cùng với một người đàn ông lạ, gặp nhau tại mái đình – nơi trú mưa, kể cho nhau về những khúc mắc của vụ án vừa trải qua. Đó là vụ án có nhiều uẩn khúc về một cặp vợ chồng và một tên cướp khét tiếng trong vùng. Sau khi nghe lời kể cũng như những lời thuật lại của các người liên quan trọng vụ án, người đàn ông lạ cuối cùng cũng tìm được câu trả lời cho sự tò mò của mình. Ông ta tạm coi rằng diễn tiến của câu chuyện là hai vợ chồng gặp tên cướp, tên cướp vì say mê nhan sắc của người vợ mà chiếm đoạt nàng và giết chồng nàng. Song, đến cuối cùng, người đàn ông ấy vẫn không thể tin hoàn toàn lời của một “nhân chứng” nào cả.

Cốt truyện này theo em, được kể từ tất cả 6 điểm nhìn. Đó là bác tiều phu, nhà sư, người chồng, người vợ, tên cướp và người nhân chứng đã bắt được tên cướp đem đến phiên xử án. Về phần này, em không đồng tình với ý kiến của bạn Phương Anh ở phía trên vì nhờ lời kể của nhà sư, người xem mới hình dung thêm được về câu chuyện, lời kể ấy cũng là từ góc nhìn khách quan, không phải cứ tận mắt chứng kiến thì mới được xét là “có điểm nhìn”. Nếu như phủ định vai trò “điểm nhìn” của nhân vật nhà sư thì hẳn chúng ta không thể tìm thấy được sự “trùng khớp” về đặc điểm bên ngoài của cặp vợ chồng (với con ngựa trắng và cung tên trên lưng người chồng) để đối chiếu với lời kể của những nhân vật khác!

Cuối cùng, theo các phiên bản lời kể của nhân vật, mỗi phiên bản em chỉ tin tưởng được một nửa, không có phiên bản nào là tin tưởng nhất. Bởi, đã có câu nói “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa của sự thật thì không phải sự thật”, và con người thì chỉ nên tin vào sự thật mà thôi. Đối với những lời nói dối, người ta tin vì họ không nhận ra đó là nói dối, hoặc có chăng cũng là nhận ra nhưng bất khả kháng mà vờ tin nó là thật. Những phiên bản lời kể này đến cuối cùng chỉ là giúp người xem tự lục lại trí nhớ của mình và ghép các sự kiện lại sao cho hợp logic chứ không có phiên bản nào là lời giải đáp hoàn toàn, kể cả phiên bản cuối cùng theo lời kể của bác tiều phu. Vì thế, cái kết của câu chuyện ở đây theo em được để ngỏ là hợp lý.

2. Vậy tóm lại ai là thủ phạm gây ra cái chết của nhân vật người chồng ư? Nếu xét đến khả năng người chồng tự sát thì có vẻ không hợp lý vì sẽ sai lệch thông tin so với lời kể của người vợ và tên cướp cũng như bác tiều phu. Nếu người chồng tự sát thì tên cướp không phấn khích khoe chiến công như vậy, người vợ cũng không phải cất công dựng nên một câu chuyện bi ai và người tiều phu thì càng không thể khẳng định chắc nịch rằng “anh ta bị đâm bởi một cây kiếm” (người chồng kể rằng mình tự sát bằng dao găm). Vậy, trường hợp này ta loại. Còn xét đến khả năng người vợ trong lúc không tỉnh táo đã giết người chồng (cũng bằng con dao găm) thì lại mâu thuẫn với lời kể của bác tiều phu và tên cướp. Như vậy, có thể coi là hợp lý nhất là giả thiết tên cướp giết người chồng.

Khái quát hơn, theo em, điều tác giả muốn nói đến là một bộ phim cần phải chú trọng nhiều thứ, nhưng quan trọng là nghệ thuật dựng phim cũng như kĩ thuật tự sự, bởi, không phải cứ đem nguyên tác ra mà tái hiện lại, diễn lại mà thành phim được. Khi dựng phim, cần phải sắp xếp hợp lý các phân cảnh, các lời kể (đối với những tác phẩm đa diện, nhiều chiều như thế này) thì mới tạo được hiệu quả. Khi dựng phim cần chắt lọc hình ảnh, khung cảnh cũng như khai thác triệt để thế giới nội tâm của nhân vật, để chí ít chuyển tải được tinh thần từ phiên bản văn học. Các kĩ thuật tự sự điện ảnh cũng cần phải vận dụng khéo léo, không tuân theo một lối mòn nào, cần phải đặt vào địa vị người xem để vừa gợi ra “nút thắt”, vừa gỡ bỏ “nút thắt” cho nhịp nhàng, hợp lý.

3. Một số từ khóa em đưa ra đó là: tình yêu – lòng tin – sự yếu đuối – sự ngờ vực – sự ích kỷ - con người. Như vậy, theo em, bộ phim sâu xa muốn đề cập đến vấn đề đa diện, nhiều chiều của con người. Con người có thể hết mực thương yêu nhau hay hết mực hi sinh (ta sẽ bỏ luôn nghề trộm cướp, lên phố bán thứ gì đó để nuôi nàng….), hết mực tin tưởng (nhờ có anh, tôi mới thấy mình có thể giữ niềm tin vào con người), nhưng ở một góc khác, một khía cạnh khác lại sẵn sàng trở mặt với nhau (loại đàn bà như cô ta tôi không cần, anh cứ lấy đi), sẵn sàng tỏ ra yếu đuối để lừa người hay lừa chính bản thân mình (một người phụ nữ đáng thương bơ vơ như tôi phải làm thế nào đây?), sẵn sàng nghi hoặc (không có kẻ nào tốt…) hay sẵn sàng vụ lợi, ích kỷ (bỏ quên một vật có giá trị như vậy thật là sai lầm lớn nhất trong đời ăn cướp của ta). Nhưng cuối cùng, dù con người có như thế nào, dù có người tốt, người xấu thì chúng ta cũng cần giác ngộ chân lý, hướng tới những cái tốt đẹp, vì “quay đầu là bờ”!

4. Xét về giá trị nhân đạo, bộ phim muốn cảnh tỉnh những việc làm đi ngược lại lẽ thường (qua hình ảnh tên cướp – đã đi cướp của còn mang bản tính hoang dâm vô độ, tái phạm không ít lần; qua việc bác tiều phu tưởng ngay thẳng những cuối cùng cũng trở thành một tên cướp “tay mơ”…) nhưng cũng nhấn mạnh vẻ đẹp của hành động trượng nghĩa (qua hình ảnh bác tiều phu dù đã nheo nhóc 6 con nhỏ nhưng vẫn cưu mang em bé bị bỏ rơi…). Về thế sự, bộ phim muốn vạch ra thói dối gian, thờ ơ ở đời (nhân chứng cho vụ án quan trọng lại không khai hết sự thật, thậm chí nhân chứng cũng mang tội; quan tòa thì không làm hết chức trách, không điều tra tới cùng; cha mẹ thì sinh con mà không có trách nhiệm dưỡng dục; người thì thờ ơ với đạo lý và cho rằng đó là sáo rỗng,…).

5. Theo em, bộ phim thiên về chủ nghĩa bi quan, điều đó được thể hiện qua một loạt các chi tiết, hình ảnh trong bộ phim. Ngay đầu phim đã là hình ảnh bế tắc, chán chường với những tràng thở dài không ngớt của nhà sư và bác tiều phu. Rồi phải kể đến khi nhân vật tin rằng “người chết không nói dối” và liên kết đến đoạn hồi tưởng của người chồng thông qua bà đồng, ta lại thấy toàn mùi của dối trá trong lời nói. Đến đây, người xem phải tin vào ai đây? Chẳng phải là đầy rẫy dối gian hay sao? Chẳng phải lại một chuỗi bi quan nữa sao? Hay phải kể đến phân cảnh người vợ giãi bày nỗi thống khổ, tù túng của cuộc đời mình, với hy vọng tên cướp Tajomaru sẽ giải thoát mình, nhưng không, đến cuối cùng hẵn cũng chỉ như bao gã đàn ông bình thường, chẳng phải lại là một chuỗi bi quan nữa sao? Hay kể đến tình tiết gần cuối phim, khi người đàn ông lạ mặt lột đi bộ kimono có gắn lá bùa của đứa trẻ, người xem lần nữa đánh mất niềm tin vào con người. Không thể phủ định rằng bộ phim vẫn có một số chi tiết theo hơi hướng tạo niềm tin, hy vọng cho người tiếp cận, nhưng, có vẻ như số lượng ít ỏi ấy chỉ để làm tôn lên những chuỗi xúc cảm bi quan và thống khổ của các nhân vật trong tác phẩm?

6. Một số tác phẩm văn học Mỹ có cùng kiểu kỹ thuật tự sự như “Rashomon” là: Trái tim tố giác (Edgar Allan Poe); Âm thanh và cuồng nộ (William Faulkner)

7. Một số tác phẩm văn học Việt Nam có cùng kiểu kỹ thuật tự sự như “Rashomon” là: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh); Bóng đêm (Ma Văn Kháng).

Mong nhận được góp ý của thầy và các bạn!

 

Picture of Anh Nguyễn Thị Phương
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Anh Nguyễn Thị Phương - Thursday, 5 October 2017, 6:23 PM
 

Dear Bình,

Bìn thân mến!

vì bên trên có đọan cậu k đồng tình với tớ ở điềm nhìn về nhà sư ý, thì tớ có muốn đính chính lại một chút. Tớ vẫn đưa nhà sư vào là một điểm nhìn khi kể chuyện lại ( ở ý đầu tiên t có nói). Đến cái ý tớ không coi nhà sư là điểm nhìn ý, đó là ý nói về cốt truyện ( câu chuyện về cái chết của người đàn ông). chứ tớ không phủ nhận điểm nhìn nhà sư trong bộ phim nhé. Tớ chỉ đính chính như vậy thôi.

Thêm 1 cái nữa là phần những từ khóa ý, thì tớ có góp ý một chút là từ khóa " con người" tớ cảm thấy không hợp lý lắm và không cần thiết ý. không biết cậu nghĩ sao về điều này.

Bên cạnh đó thì về cách nhận xét đây là bộ phim bi quan thì tớ cảm thấy phần này cậu nói cũng hợp lý. Tuy nhiên, riêng tớ thì cảm thấy nên nhìn mọi sự ở góc độ mở ra, cuộc sống nên theo hướng tích cực một chút. SỰ kiện cuối phim khi xuất hiện đứa trẻ - như một hình ảnh tương lại của đất nước gắn với sự bao dung, hối lỗi của nhà sư cũng như bác tiều có lẽ đó là một cái kết mở đẹp cho cả một bộ phim. 

Mong nhận được thêm ý kiến của Bình.

Picture of Nguyễn Thanh Bình
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Nguyễn Thanh Bình - Thursday, 5 October 2017, 7:18 PM
 

Cám ơn Phương Anh vì đã phản hồi!

Thứ nhất, về phần điểm nhìn nhà sư, nếu theo ý cậu đính chính thì tớ nghĩ câu nên sửa lại một chút về diễn đạt, tránh mọi người hiểu lầm, vì tớ nghĩ đã là điểm nhìn của nhân vật thì nó phải có vai trò xuyên suốt tác phẩm, chứ không phải là cái này có ích thì chấp nhận nó làm "điểm nhìn", còn không có ích thì loại nó ra. 

Thứ hai, về từ khóa "con người" mà tớ đã đưa ra, tớ nghĩ đây là một từ để bao quát toàn bộ, như tớ đã dẫn giải phía dưới đó. Tình yêu, sự tin tưởng, nghi ngờ hay ích kỷ thì đến cuối cùng vẫn là những thứ của con người, là hỉ, nộ, ái, ố của con người thôi mà. Quan điểm chủ quan của tớ là như vậy ^^

Cuối cùng, về góc độ coi bộ phim thuộc thiên hướng bi quan thì tớ chỉ muốn nhấn mạnh lại rằng, tớ đồng ý là trong phim vẫn có những hình ảnh, chi tiết mà tác giả/ biên kịch/ đạo diễn muốn cho người xem thấy một chút lạc quan. Còn về nhìn nhận cuộc sống thì tớ là một người sống khá tích cực và lạc quan, đây chỉ là nhận xét cá nhân của tớ về bộ phim thông qua một số chi tiết thôi. 

Tớ rất vui vì Phương Anh cũng quan tâm đến bài phúc đáp của tớ ^^

Picture of Oanh Nguyen Thi Lam
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Oanh Nguyen Thi Lam - Saturday, 7 October 2017, 10:36 AM
 

Bình ơi, t nghĩ là bộ phim này thiên về chủ nghĩa lạc quan nhiều hơn, Cảnh kết chính là yếu tố khẳng định điều ấy. ( cảnh người tiều phu bế đứa bé trên tay bước ra khỏi ngôi đền đổ nát với nụ cười rạng rỡ dưới nắng và sự việc nhà sư hướng ánh mắt trìu mến dõi theo bóng người tiều phu đang khuất dần bởi lòng tin mà ông dành cho con người đã quay trở lại).Nó đối lập hoàn toàn với cảnh vật buồn chán, bế tắc, tẻ nhạt ở những phân cảnh đầu tiên. Nó mở ra cái gì đó tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn. Cái kết giống như cách đạo diễn khẳng định cái thiện cái đẹp luôn tồn tại, đứa trẻ giống như một biểu tượng của lòng tin và bản tính con người. Lòng tin là sợi dây gắn kết mọi người với nhau.

Picture of Nguyễn Thanh Bình
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Nguyễn Thanh Bình - Thursday, 12 October 2017, 12:57 PM
 

Cám ơn ý kiến của Oanh! 

Cũng như Phương Anh đã phúc đáp lại bài của tớ, tớ cũng đã bày tỏ quan điểm của riêng mình. Thực ra thì một vấn đề cần được nhìn dưới nhiều góc độ, và mỗi góc độ người ta lại thấy được sự hợp lý riêng. Giống như gu thẩm mỹ vậy, có thể tớ khen một cái áo này đẹp và phong cách, nhưng cậu lại bảo nó chẳng nữ tính chút nào cả. Gu xem phim và cách nhận định của mỗi người vì thế cũng có những khác nhau nhất định. Tớ rất vui vì cậu có góc nhìn khác tớ, vì thế mà có thể nói rằng bộ phim này đã khơi gợi cho khán giả nhiều suy nghĩ hơn đúng không nào? ^^ 

Picture of Hoà Mai Thị
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Hoà Mai Thị - Thursday, 5 October 2017, 10:35 PM
 

Em chào thầy, em xin đucợ nêu quan điểm của ình ở một số vấn đề sau:

1. Kỹ thuật tự sự đã làm nên thành công cho bộ phim. Điều đó được thể hiện ở chỗ câu chuyện người đàn ông bị giết được kể lại theo bốn nhân vật, là bốn khía cạnh khác nhau: người vợ, tên cướp, thầy tu sĩ và cả người đàn ông đã chết nói qua lời của một cô đồng. Mỗi người đều biến đổi tình tiết câu chuyện sao cho bản thân họ hoàn hảo nhất. Với nhiều cách kể đó, câu chuyện càng ngày càng khiến người đọc phải thắc mắc vừa đưa ra những câu hỏi: liệu ai nói đúng, liệu chi tiết nào đáng tin?... Hơn thế nữa, câu chuyện không phải là đời thực mà được kể lại trong dòng hồi tưởng của từng nhân vật, làm cho câu chuyện càng trở nên kì bí hơn.

Về cốt truyện, đơn giản là tường thuật lại việc người đàn ông chết từ các góc nhìn khác nhau.

Câu chuyện được kể từ 6 điểm nhìn, như 4 điểm nhìn trên thêm điểm nhìn từ người tu sĩ trẻ và người bắt tên trộm.

Phiên bản đáng tin cậy nhất là cốt truyện được kể theo người tu sĩ già. Từ đầu tác phẩm ông đã không tin vào tai mình khi nghe những câu chuyện được kể lại của các nhân vật trong cuộc. Đến cuối phim, ông mới kể ra những gì mình tận mắt chứng kiến. Khi bị người trú mưa phát hiện ra ông cũng nói dối về chiếc dao găm quý, ông đã chết lặng đi trong nỗi ân hận. đó là lí do ông không dám kể khi ở phiên xét xử.đó cũng là sự thật không thể chối cãi được.

2. Thủ phạm gây ra cái chết của người chồng là tên cướp.

Nghệ thuật của bộ phim được đánh giá cao khi chất kịch tính không phải thêm thắt qua thời gian mà các nội dung mâu thuẫn với nhau. Qua đó bộ phim muốn truyền tải đến người xem thông điệp về mặt trái nhân cách của con người, về lòng ích kỷ và sự sống còn. Ai cũng biết cách bao biện về trách nhiệm của mình, không dám đối diện với sự thật. Bên cạnh đó, khi ta biết đối diện với sự thật, đối diện với chính mình thì ta mới hoàn thiện được bản thân, mới có niềm tin vào cuộc sống.

5. Theo ý kiến riêng của em, đây là bộ phim mang tính lạc quan. Mặc dù hầu hết thời lượng phim dành cho việc vạch trần tội ác cũng như bộ mặt ích kỷ của con người, nhưng vẫn tồn tại 2 người tu sĩ luôn đặt niềm tin vào con người. Ở cuối phim, người tu sĩ trẻ đã trao cho người tu sĩ già quyền nuôi dưỡng đứa bé, quyền tạo ra một tương lai mới. NGười tu sĩ già không phải là đúng hoàn toàn, tuy nhiên ông biết ăn năn hối cải, đã đối diện với chính mình để kiểm điểm về bản thân. Người tu sĩ trẻ kia như một hiện thân của quần chúng, luôn đặt niềm tin vào con người, hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

6. Tác phẩm tương tự trong văn học MỸ: "Âm thanh và cuồng nộ" - William Faulker, "Trái tim tố giác" - Allan Poe.

7. Tác phẩm tương tự ở Việt Nam: "Bóng đêm" - Ma Văn Kháng.

Picture of My Bùi Hà
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by My Bùi Hà - Wednesday, 11 October 2017, 2:01 AM
 

Hình như Hoaf có hiểu sai về khái niệm tu sĩ hoặc Hoaf có hiểu sai về nhân vật không. Ở đây chỉ có một nhà sư. Người còn lại là người tiêuf phu. Caau chuyện của lão được kể khi lão vào rừng truc. Và việc ăn trọm con dao có ngọc như vậy có phải hành động của mình người tu sĩ khi nà trong xã hội bấy giờ người tu hành có được sự tôn trọng của mọi người về casc phương diện. 

Picture of Hoà Mai Thị
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Hoà Mai Thị - Saturday, 14 October 2017, 9:54 PM
 

Nếu mà đổ lỗi cho hoàn cảnh thì phải chăng tất cả nhân vật đều dựa và đó đều nói dối hay sao? Và người tu sĩ kia đã dám đối diện với sai lầm của mình, khác với những người kia. T nghĩ đây mới là điều nói lên giá trị nhân đạo của tác phẩm. Vì ai cũng có thể mắc phải lỗi sai, nhưng quan trọng là mình dám đối mặt và sửa chữa nó. Ở đây con người nói dối nhau để sống, đến nỗi người tu sĩ, ở bài kia t viết nhầm, phải e ngại về lòng tin về con người. Và bằng câu nói và ánh mắt của người tiều phu, ông đã tìm lại được niềm tin ấy. Rằng là trong cuộc sống khó khăn ấy, không thể tránh khỏi những sai lầm, nhưng ta nhận thức được lỗi sai và biết hoàn thiện mình hơn, xây dựng nên tương lai tốt đẹp hơn

Picture of Anh Cù Thị Ngọc
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Anh Cù Thị Ngọc - Friday, 6 October 2017, 12:23 AM
 

Em chào thầy ạ

 

Em xin trả lời các câu hỏi của thầy như sau

 

1. Bộ phim xoay quanh một sự kiện trung tâm: vợ của một samurai bị tên cướp Tajomaru hãm hiếp và samurai bị chết bởi một thanh gươm đâm vào ngực. Sự kiện này được kể lại qua 5 lời khai khác nhau của 5 nhân chứng: Tajomaru-tên cướp, vợ nạn nhân, nạn nhân (qua lời người ngồi đồng) và tiều phu-vô danh, nhà sư mỗi lời khai cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khác nhau  về sự thực, chúng lần lượt phủ nhận lẫn nhau, khiến cho khan giả như rơi vào mê cung, không thể biết lời khai nào là sự thật. Điều này cho thấy tính không đáng tin cậy của lời người kể chuyện trong quan niệm của tự sự hiện đại. Nó hoàn toàn khác với tự sự truyền thống. Tự sự truỳền thống đi tìm cách kể bằng hình ảnh cho hay nhất một câu chuyện nào đó, người kể phải là người ban phát chân lí cuối cùng. Nếu theo cách dựng của tự sự truyền thống, đây sẽ là một bộ phim trinh thám. Nó sẽ chỉ dừng lại khi tìm ra sự thực về thủ phạm giết người.

Được kể từ 5 điểm nhìn khác nhau. Nhưng theo em điểm nhìn tin cậy nhất đó là từ người tiều phu. Bởi vì ông ta không phải là người trong cuộc , không có bất kì mối liên hệ nào với những 3 người trong vụ án đó. Vì vậy ông ta sẽ có cái nhìn khách quan nhất về sự việc và không có bất kì lý do nào phải nói dối, ông ta không hề có lợi gì khi nói dối mà sẽ kể đúng sự thật cho người khác biết để mong tìm tìm ra được thủ phạm thực sự. Trong bộ phim này thì " ai cũng thế thôi " , tên cướp Tajomaru, người vợ, vị võ sĩ... qua lời khai đều tỏ ra mình là người có chí khí, có đức tính tốt đẹp. Nhưng chỉ đến khi người tiều phu kể thật tình (theo lời ông ta) ở khúc cuối thì mới thấy một bộ mặt khác.. Một bộ mặt giả hiệu của cả tên cướp lẫn vị võ sĩ, của người đàn bà tỏ ra tiết hạnh nhưng hóa ra cũng chỉ là một mụ đàn bà ghê gớm, cay nghiệt. Của hai tên đàn ông, một là tên cướp khét tiếng ngừơi đời kinh khiếp nghe danh nhưng lại nhụt chí và phân vân khi phải cầm kiếm chiến đấu với vị samurai, đớn hèn khi lạy lục mụ đàn bà kia hãy làm vợ gã. Của một vị samurai, bậc được tôn kính trong xã hội cũ của Nhật, người đựơc biết đến với lòng dũng cảm và ý chí ngoan cường hóa ra lại là một kẻ chiến đấu vì hết đường rút lui, vì sợ hãi lời khích bác của mụ đàn bà gã tỏ ra khinh miệt (trong lời gọi hồn).

2. Thực sự đến bây giờ em vẫn không thể khẳng định chính xác thủ phạm là ai. Nhưng có lẽ em tin tưởng lời của bác tiều phu nhất . Khi ông bất mãn với những lời khai dối trá để nâng "cái tôi anh hùng" của mình lên ở trên. Hoá ra người tiều phu đã nấp trong rừng quan sát toàn bộ thảm kịch trên, dù không can dự vào nó ở phần đầu.

Câu chuyện được để lửng. Để cho người xem có nhiều phán đoán hơn suy luận nhiều hơn về sự thật. Đem lại nhiều ý niệm và bài học. Không chỉ là đi tìm thủ phạm tác giả còn muốn người xem thấy được nghệ thuật dựng phim của mình. Câu chuyện chỉ có vậy , nhưng khi được cắt ghép, sắp xếp theo trình tự khác nhau thì hiệu quả mang lại cũng sẽ khác. Người xem như lạc vào mê cung của những sự thật mà không biết đâu mối là điều đúng đắn. Sự rắc rối, tò mò của người xem ngay cả khi bộ phim đã kết thúc chính là thành công của đạo diễn. Em nghĩ vậy.

 

3. Chỉ xét riêng tới khía cạnh nghệ thuật ( lời thoại,...) các từ khóa trong bộ phim là  tình yêu- yếu đuối - tính tương đối của sự thật.

Về tình yêu đó là điều thấy được rõ rang nhất. Tình yêu của cặp vợ chồng samurai.Theo lời kể của cô vợ, sau khi bị cưỡng hiếp và tên cướp chạy vào rừng, người vợ chỉ chạy đến nơi chồng bị trói, nằm sụp xuống đất rồi ôm lấy samurai để xem có dấu hiệu khinh miệt nào trong mắt anh ta không , cắt dây trói cho samurai, cô đưa đoản dao cho hắn và van xin hãy giết cô. Cô cảm thấy cực kì tội lỗi với người chồng mà mình yêu thương nên muốn anh tự tay giết cô để cô được an long. Hay như tên cướp an ủi, thổ lộ tình yêu và đề nghị cô chạy trốn với hắn với lời hứa hắn sẵn sang từ bỏ nhữung điều xấu xa để hoàn lương. Hắn nói rằng sẽ vứt bỏ những đồng tiền dơ bẩn chỉ để đi bán đồ linh tinh để được sống với nàng.

Về sự yếu đuối. Điều này được thể hiện rõ nhất ở đoạn khi người vợ không thể chống đối tên cướp mà chỉ biết buông bỏ để cho tên cướp hãm hiếp mình. Có thể chính điều đó dẫn đến những bi kich ở phía sau. Yếu đuối còn được thể hiện ở chi tiết lão tiều phu đã chứng kiến thảm kịch trên ông đã đánh cắp  dao trên mặt đất mà người vợ đánh rơi khi đương đầu với Tajomaru trong ba lời khai đầu, dù ở lời khai thứ ba nó được đánh cắp từ ngực samurai. Vì đây là bằng chứng quan trọng nên người tiều phu sợ bị đổ vấy trách nhiệm đến nỗi ông không dám báo với quan. Thay vào đó, ông chỉ kể với vị tu và người dân thường để bày tỏ thái độ tích cực của mình trước những lời khai dối trá.

Về tính tương đối của sự thật. Rât nhiều lời khai, nhưng mỗi lời khai chỉ là từ một góc nhìn nhất định và phiến diện. Không có bất cứ lời khai nào đúng hoàn toàn. Mỗi lời khai ta đều thấy có lý nhưng chỉ trong một góc độ nào đó. Chính bản thân chúng ta nên xem xét kĩ càng mọi thứ để đưa ra những phán đoán đúng đắn nhất.

Bộ phim không chỉ nêu bật một ý niệm cũ, rằng sự thật là thứ được con người làm ra, mà còn kịch tính hóa, đẩy vấn đề đến một độ căng theo một cách mà chỉ mình triết học sẽ không làm nổi. Thông qua câu chuyện, qua phong cách điện ảnh, qua diễn xuất, dàn cảnh, v.v..., chúng ta sẽ trải nghiệm cảm giác về sự không thể nắm bắt được cái thực như thế nào: những câu chuyện xung đột nhau được kể lại qua thủ pháp hồi tưởng, bản thân điều này khơi dậy những vấn đề quan trọng về mối quan hệ giữa sự thật với ký ức và sự quên lãng, sự ghi nhớ và nhầm lẫn trong ghi nhớ.

4. Xét về các bình diện khác như giá trị nhân văn, về đạo đức, về thế sự, bộ phim muốn truyền tải thông điệp của bộ phim đó là thông điệp về tính thiện mong manh của con người. Con người, kể cả người đã chết, không ai trung thực với sự thực. Tất cả đều che dấu sự thực theo cách có lợi nhất cho mình.

5.Theo em bộ phim theo chủ nghĩa bi quan và cả lạc quan. Nếu bộ phim chấm dứt ở câu chuyện kể của nhà sư và bác tiều phu cho người trú mưa nghe, nó sẽ là một cái nhìn bi quan về đời sống, đúng như cái bi quan đau đớn của nhà sư. Nhưng nó đã khép lại bằng chi tiết người tiều phu mang đứa bé về nuôi, mặc dù anh đã có 6 đứa con, mang lại niềm tin cho nhà sư nói riêng, khán giả nói chung về cái thiện bền vững của con người.

6. Một số tác phẩm văn học Mỹ có cùng kiểu kỹ thuật tự sự :Âm thanh và cuồng nộ (William Faulker)

7. Trong phạm vi văn học Việt Nam, xét về kĩ thuật tự sự có một số tác phẩm như Mảnh trăng cuối rừng ( Nguyễn Minh Châu),Chí Phèo ( Nam Cao), Tướng về hưu( Nguyễn Huy Thiệp).

Picture of Bích Thủy Bùi
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Bích Thủy Bùi - Friday, 6 October 2017, 12:36 AM
 

Dựa theo những định hướng của thầy, em xin được trả lời như sau:

1. - Nội dung câu chuyện: Bộ phim kể về nguyên nhân cái chết bí ẩn của người chồng samurai dưới lời khai của các nhân vật. Tuy nhiên đến cuối phim, thủ phạm vẫn chưa được làm sáng tỏ để người xem tự suy ngẫm => Đây là cốt truyện mang tính cách mạng đối với điện ảnh thế giới khi nó đề cập tới một sự việc cụ thể là vụ án giết người-cưỡng bức thông qua góc nhìn của rất nhiều nhân vật khác nhau, một cách xây dựng vốn trước đó chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học. Tính trung thực của mỗi lời kể được đạo diễn để cho khán giả tự do lựa chọn, qua đó mỗi người xem sẽ có cho riêng mình một cốt truyện theo họ là chính xác.

- Kĩ thuật tự sự và điểm nhìn: Theo như cách thông thường, để tự sự lại một câu chuyện ta có thể đứng ở ngôi kể thứ 3 hoặc ngôi kể thứ 1. Ngôi kể thứ 3 sẽ giúp lời kể được khách quan, còn ngôi thứ 1 sẽ giúp bộc lộ được sâu sắc tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật. Bên cạnh đó, vẫn còn những cách kể khác lôi cuốn người đọc hơn như cách kể chuyện của bộ phim này: kể chuyện dưới điểm nhìn của nhiều nhân vật  Cả phim chỉ có 7 nhân vật (bác tiều phu, thầy tu, khách trú mưa, vợ chồng samura, tên cướp, người bắt được tên cướp) và truyện được kể lại dưới điểm nhìn của 6 nhân vật. Phim mở đầu dưới điểm nhìn của bác tiều phu thuật lại câu chuyện ở phiên tòa. Tiếp đến là điểm nhìn của người bắt cướp và tên cướp được kể lại dưới góc nhìn của bác tiều phu. Sau lại là điểm nhìn của thầy tu, và điểm nhìn phụ nữa, người chết lồng vào trong điểm nhìn thầy tu. Cuối cùng lại là điểm nhìn của bác tiều phu => Tưởng chừng như rối rắm nhưng nó lại thể hiện sự khôn khéo, sáng tạo của tác giả. Nó vừa giúp người xem có cái nhìn khách quan về sự việc vừa khiến họ thấu hiểu suy nghĩ, bản chất của các nhân vật được xây dựng. Mỗi nhân vật làm chứng ở phiên toàn nhìn thẳng vào máy quay để nói lời khai, không có thêm lời nào khác của quan tòa, như thể họ đối thoại với chính khán giả, một cách quay cảnh phim trước đó chưa hề có, và cho đến nay cũng rất ít thấy. Kĩ thuật tự sự rất tinh tế này kết hợp với kĩ thuật sử dụng sự hồi tưởng này lồng trong sự hồi tưởng khác có lẽ đã tạo nên thành công vang dội của “Lã Sinh Môn” và biến nó thành tác phẩm điện ảnh bất hủ.

- Trong số các phiên bản, em cũng giống ý kiến 2 bạn Bình và Phương Anh là lời khai của bác tiều phu cuối truyện là đáng tin nhất vì bác là người ngoài cuộc, chứng kiến vụ việc, dù cho bác có giấu tình tiết ăn trộm con dao găm nạm ngọc nhưng về cơ bản em nghĩ những chuyện còn lại về cái chết của nguời chồng thì bác kể sự thật. Cuối phim có sự việc bác nhận nuôi đứa bé dù cho đã có 6 đứa con và nhà nghèo thể hiện bác là người rất tốt bụng, đậm tình người do đó em càng có lòng tin lời kể của bác là thật.

2. Vì em cho rằng lời kể của bác tiều phu là thật nên thủ phạm chính là tên cướp. Tên cướp tự nhận mình giết người, cô vợ nhận mình giết chồng, người chết nhận mình tự tử, ai cũng đang nói dối và giấu đi một phần nào đó sự thật vì danh dự và lợi ích bản thân.

3 + 4. Em chọn ra được 4 từ khóa từ bộ phim: dục vọng – ích kỉ - tham lam – tình người. Bởi theo em, bộ phim này muốn vạch trần những góc tối trong bản tính con người. Đó là dục vọng, là lòng ích kỉ và sự tham lam nên họ che giấu sự thật. Cái góc khuất đó không chỉ có ở nhưng con người bình thường như bác tiều phu, tên cướp, người vợ mà còn ở nhân vật samurai – người luôn được xã hội đánh giá cao. Người kể chuyện hay người làm chứng, không phải là người biết hết tất cả, cũng không phải là người sẽ nói đúng và nói thật. Người ta ngay khi đã chết, cũng không trung thành với sự thật. Họ luôn luôn muốn che giấu sự thật, theo cách có lợi nhất cho cá nhân họ. Tuy nhiên, bộ phim không bi quan hoàn toàn. Con người dù có suy yếu về bản tính nhưng đâu đó vẫn còn cái thiện. Cái thiện đó là ở nhân vật thầy tu và việc làm của bác tiều phu cuối phim (nhận nuôi đứa bé bị bỏ rơi cho dù nhà nghèo và bác có đến 6 người con). Điều này đã mang lại niềm tin cho các nhân vật trong phim nói riêng, cho khán giả nói chung về thiện căn của con người. Như lời nói dung dị của thầy tu: "Tôi vẫn tin vào con người.”

6. Tác phẩm Mỹ: Âm thanh và cuồng nộ (William Faulker), Trái tim tố giác (Allan Poe).

Picture of Bích Thủy Bùi
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Bích Thủy Bùi - Friday, 6 October 2017, 7:40 AM
 

5. Theo em, bộ phim theo chủ nghĩa lạc quan. Đúng thật, bộ phim đen trắng, không sử dụng kĩ xảo này như càng vạch trần chân thực những mảng tối trong bản tính con người như sự ham muốn sắc dục của tên cướp, lòng tham của bác tiều phu, sự ích kỉ của cặp vợ chồng. Từ đầu phim cho đến khi chấm dứt, "Lã Sinh Môn" chỉ có 7 nhân vật, xuất hiện trong một bối cảnh thê lương và bi đát. Người tiều phu, tên cướp, cô vợ bị hãm hiếp, linh hồn của anh võ sĩ nhập vào bà đồng cốt, đều cho lời khai trước công đường. Tuy nhiên, cả bốn lời khai về một sự việc lại không giống nhau, đều giấu đi một phần sự thật.

Nhân vật thầy tu trong phim vốn được xã hội rất coi trọng và đánh giá cao, thầy tu là người luôn lạc quan hướng thiện vậy mà sau khi nghe những lời khai dối trá của tất cả mọi người, thầy đã phải thốt lên những câu "tôi không tin vào con người nữa". không chỉ vậy còn có hình tượng nhân vật samurai bị giết. Samurai từ xưa vốn là biểu tượng của đất nước Nhật, là biểu tượng của tinh thần võ đạo, ấy vậy mà lại bị bắt bị giết một cách ô nhục dưới lưỡi kiếm tên cướp, lại để cho vợ bị hãm hiếp mà không làm được gì.

Nhìn qua ta có thể thấy phim như những lời than oán, làm hoen ố hình ảnh xã hội Nhật lúc bấy giờ, khi mà lòng ích kỉ, những thứ xấu xa trong tâm hồn con người trỗi dậy. Tuy vậy, chi tiết cuối phim và lời nói thầy tu cuối phim đã cho thấy đây là bộ phim nhân đạo. Bác tiều phu dù ăn cắp chiếc dao găm gắn ngọc nhưng đó cũng là vì hoàn cảnh khốn cùng quá, sau bác cũng nhận ra và biết lối. Bác còn nhận nuôi đứa bé dù nhà nghèo và đã có 6 đứa con. Điều đó thể hiện sự hướng thiện, sự hối cải trong bản tính con người vẫn còn tồn tại. Và lời thầy tu cuối phim, thầy nói ý là xin lỗi bác tiều vì đã nghĩ bác xấu, "tôi vẫn tin vào Con người."

So sánh với tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, theo em đó mới là tác phẩm bi quan vì khi đến cuối truyện, cái lương thiện của con người đã bị xã hội vùi dập hoàn toàn. Cuộc đời Chí đau khổ như thế, nếu chị Dậu còn có chó, có con để bán thì Chí không có gì để bán. Hắn buộc phải bán thứ cuối cùng là bán linh hồn cho quỷ dữ để được tồn tại trong cái xã hội thối nát lúc bấy giờ. Hắn trở thành con quỷ làng Vũ Đại, sống trong sự xa lánh, ghẻ lạnh của con người. Mặc dù cũng có yếu tố nhân đạo như tình cảm giữa Chí và Thị Nở, bản chất anh nông dân lương thiện của Chí đã từng được vực dậy nhưng rồi chính Thị lại đẩy Chí trở lại cuộc sống đại ngục, sâu xa hơn là Bá Kiến - đại diện cho cái xã hội mà đồng tiền làm đen bạc thói đời. Đến cuối phim Chí tự tử. Và rồi sau này sẽ lại có những Chí Phèo khác được hình thành.

Ít ra Lã Sinh Môn cũng có những chi tiết thể hiện sự nhân đạo, hướng thiện cuối phim, do đó em cho rằng phim này theo chủ nghĩa lạc quan.

Picture of Long Le Nguyen
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Long Le Nguyen - Friday, 6 October 2017, 9:56 AM
 

Các bạn chú ý đọc kĩ lại câu số 3. và câu số 7 nhé. Câu số 3. là đang bàn về các khía cạnh hình thức (còn câu hỏi 4 mới hỏi sang các vấn đề về nội dung như nhân văn, nhân đạo, bản tính con người...). Câu số 7 (câu số 6 cũng tương tự chút), là thầy đang hỏi các bạn về việc theo các bạn, trong văn học VN, tác phẩm nào (truyện ngắn hoặc tiểu thuyết) mà về mặt kĩ thuật, hình thức cũng tương tự như bộ phim này. Về mặt hình thức, kĩ thuật tự sự, đặc điểm nổi bật nhất của bộ phim này là nó đề xuất nhiều đáp án khác nhau cho cùng một câu chuyện duy nhất đã diễn ra: án mạng của nhân vật người chồng. Vì vậy khi đi tìm trong vốn đọc của mình lâu nay, tác phẩm nào tương tự về mặt kĩ thuật tự sự với bộ phim thì các bạn cần hướng đến bình diện đấy.

Picture of Giang Bui Thi
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Giang Bui Thi - Friday, 6 October 2017, 5:35 PM
 

Em có một thắc mắc nhỏ, đó là ở câu 7, thầy có nói kĩ thuật tự sự tương tự. Có nghĩa là sự đa dạng trong ngôi kể, chứ không nhất thiết phải có sự mâu thuẫn trong lời kể của các nhân vật như trong bộ phim đúng không ạ ?

Picture of Long Le Nguyen
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Long Le Nguyen - Friday, 6 October 2017, 10:28 PM
 

Uh, tức là đưa ra nhiều đáp án khác nhau cho cùng một câu chuyện.

Picture of Bích Thủy Bùi
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Bích Thủy Bùi - Sunday, 8 October 2017, 12:40 AM
 

3. nếu xét về hình thức, kĩ thuật tự sự thì em chưa tìm được từ khóa phù hợp. Nhưng theo em, chưa tính đến nội dung thì vấn đề chính bộ phim đề cập đến: có rất nhiều đáp án khác nhau cho cùng một vấn đề.

Picture of Oanh Nguyen Thi Lam
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Oanh Nguyen Thi Lam - Friday, 6 October 2017, 11:15 PM
 

Với các câu hỏi mà Thầy đưa ra, em đã có những câu trả lời theo quan điểm riêng của mình như sau:

   Trước đây khi đọc tác phẩm " Những đứa con trong gia đình", đây cũng là lần đầu tiên em đọc một chuyện ngắn có lối kể chuyện lạ lẫm như vậy. Thay vì lựa chọn lối kể cũ, tác giả Nguyễn Thi lại kể câu chuyện theo quan điểm của nhân vật, Nó được thuật lại qua dòng hồi ức của nhân vật Việt, khi đứt khi nối vì những lần nhân vật này bị ngất đi. Câu chuyện không diễn ra theo trình tự không gian, thời gian mà theo logic chủ quan của tâm lí nhân vật nên hết sức biến hóa. Nhưng đó là một tác phẩm Văn học. Còn với phim ảnh, đây cũng chính là lần đầu tiên em xem một bộ phim được thể hiện một cách mới lạ như Rashomon.

1. Về kĩ thuật tự sự được thể hiện qua bộ phim, e cho rằng tác giả đã sử dụng cách kể chuyện rất hiện đại. Câu chuyện được kể lại theo nhiều điểm nhìn, quan điểm khác nhau. Điều này khiến cho người xem vô cùng mơ hồ trong việc tìm ra sự thật và thủ phạm trong câu chuyện, buộc họ phải lập luận, suy đoán không ngừng.

 + Ta có thể khái quát cốt truyện như sau: Một ngày trời mưa tầm tã, dưới ngôi đền Rashomon. Một người tiều phu đang bất lực vì không thể hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra, một nhà sư buồn rầu vì đã mất đi lòng tin vào con người, cùng với họ là một người đàn ông tới trú mưa, cả ba người họ cùng nhau bàn luận và tìm lời giải cho vụ án diên ra cách đây 3 ngày: Đó là câu chuyện về một đôi vợ chồng cùng với con ngựa của họ đang trên đường băng qua một cánh rừng. Không may cho họ khi gặp phải tên cướp Tajomaru. Người vợ sau đó đã bị hắn hãm hiếp và người chồng bị chết với một thanh gươm đâm vào ngực. Vấn đề chính ở đây đó là cái chết chưa rõ thủ phạm là ai cuả người chồng. Câu chuyện này được kể lại dựa trên lời kể của 4 con người, tất cả đều khác nhau, không ai giống ai: Tên cướp Tajomaru, người vợ, người chồng ( qua lời nhân vật bà đồng) và người tiều phu. Người xem sau khi xem và quan sát kĩ lưỡng các tình tiết trong phim cũng khó lòng xác định được xem ai là thủ phạm gây ra cái chết của nhân vật người chồng.

+ Cốt truyện được kể lại theo điểm nhìn của 4 nhân vật : Tên cướp Tajomaru, người vợ, người chồng ( qua lời bà đồng) và người tiều phu.

+ Trong số các phiên bản từ các điểm nhìn khác nhau, em thấy rằng điểm nhìn cuối cùng, điểm nhìn của người tiều phu là phiên bản đáng tin cậy nhất. Tuy ở buổi xét sử, người tiều phu không dám kể ra sự thật vì sợ liên lụy hay vì trót lấy cắp viên ngọc trên thanh kiếm nhưng về sau cùng, trong cảnh kết thúc phim, với lời thú nhận tất cả của nhân vật này, cùng hành động ông đem đứa trẻ về nuôi đã mang tới cho em một niềm tin rất lớn vào điểm nhìn này.

2. Theo quan điểm của em thì thủ phạm gây ra cái chết cho nhân vật người chồng chính là tên cướp Tajomaru, hành động kích động, xúi giục của người vợ với tên cướp và tình yêu không trọn vẹn của cô với chồng mình khi không chịu nổi ánh mắt lạnh lùng vô cảm của ông.

+ Không chỉ đi tìm thủ phạm mà ở tầm khái quát hơn, em cho rằng, tác giả muốn thông qua nghệ thuật dựng phim, kĩ thuật tự sự điện ảnh để nói tới vấn đề bản tính của con người trong xã hội. Mọi lời kết tội, mọi sự ngụy biện đều trở nên vô nghĩa bởi lẽ cuộc sống tươi đẹp chỉ được tạo nên khi nhân tính ( những lời nói, hành động, thái độ) của con người trở nên hoàn thiện, luôn hướng tới cái đẹp, cái thiện và cái cao cả. Không có việc gì đáng sợ hơn việc con người ta mất lòng tin vào nhau và chỉ sống vì lợi ích của bản thân mình.

3. Nếu chỉ xét riêng về khía cạnh nghệ thuật, dựa vào các lời thoại, em sẽ đưa ra ba từ khóa mà em rút ra được sau bộ phim : LÒNG TIN, SỰ ÍCH KỈ và NHÂN TÍNH.

+ Từ 3 từ khóa trên, ở mức tư duy khái quát, tư duy trừu tượng, tư duy triết học, em nghĩ rằng bộ phim đang muốn đề cập tới vấn đề Cái nhìn đa chiều của con người với một sự việc nào đó. Cùng là một câu chuyện, cùng một vấn đề nhưng mỗi người lại có sự nhìn nhận, " chèo lái" nó theo một "sự ích kỉ" riêng. ( Tên cướp Tajomaru kể lại câu chuyện như một cách để hắn xây dưng hình tượng đẹp đẽ, oai phong cho mình: Người vợ kể lại câu chuyện theo một cách không thể yếu đuối hơn, kéo theo đó là bao sự đồng cảm của các nhân vật khác, trong đó có cả rất nhiều người đọc ; Người chồng ( qua nhân vật bà đồng) thì kể lại câu chuyện như một cách cứu vớt danh dự và bao biện cho sự hàn nhát, tàn nhẫn của mình khi không những không bảo vệ được vợ mình mà còn mất mạng dưới tay một tên cướp; Cuối cùng là người tiều phu, với cái nhìn của một người chứng kiến toàn bộ câu chuyện, người không dám đối diện với sự thật rằng mình sợ bị liên lụy và trót lấy cắp viện ngọc trên thanh kiếm vì cuộc sống khốn cùng của mình.)

 

Picture of Oanh Nguyen Thi Lam
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Oanh Nguyen Thi Lam - Saturday, 7 October 2017, 12:24 AM
 

Vì hệ thống bị lỗi trong lúc em phúc đáp nên em xin trả lời các câu hỏi tiếp theo tại đây ạ.

4. Từ ý thứ 3, Xét về bình diện khác như giá trị về đạo đức, về thế sự, về nhân văn, bộ phim muốn nói tới tính thiện và tính ác trong trong bản chất con người. Trong mỗi con người đều tồn tại ranh giới mong manh giữa lòng trung thực và sự ích kỉ. Các nhân vật trong phim, mỗi người với một cách kể chuyện khác nhau đủ để cho người xem thấy rằng: con người, kể cả khi còn sống hay đã chết, đều không có sự trung thực tuyệt đối, họ che dấu sự thật theo cách có lợi nhất cho mình. Tuy nhiên không bi quan đến thế, bộ phim đem tới cho chúng ta một thông điệp: Cái thiện luôn tồn tại trong cuộc sống, giữa con người với con người luôn luôn tồn tại sợi dây gắn kết, đó là niềm tin (Điều này được thể hiện qua đoạn kết, cảnh người tiều phu mang đứa trẻ bị bỏ rơi về nuôi mặc dù cuộc sống rất khó khăn, vất vả với 6 đứa con nhỏ, và bằng hành động ấy, người tiều phu đã có lại lòng tin của nhà sư, đặc biệt là đem lại niềm tin cho người xem về bản chất tốt đẹp của con người)

5. Theo em, bộ phim thể hiện thái độ lạc quan vì nếu như ngay từ cảnh mở đầu. Mọi khung cảnh mở ra đều cho thấy sự đen tối, bế tắc của cuộc sống, cảnh ngôi đền Rashomon đổ nát, tiếng mưa rơi, cuộc cãi vã của 3 con người cho đến tiếng khóc não nùng, đầy bi quan của người vợ. Tất cả đều buồn bã, chạm tới tâm hồn người xem thì đến cảnh kết phim, có một cái gì đó tươi sáng, tốt đẹp đã mở ra ( ít nhất là với hai nhân vật bác tiều phu và nhà sư). Cảnh người tiều phu bế đứa trẻ bước ra khỏi ngôi đền Rashomon đổ nát với một nụ cười rạng rỡ trong nắng, đứa trẻ giống như biểu tượng cho cái đẹp, cái thiện, biểu tượng cho niềm tin và hy vọng vậy. Cảnh trời ngớt mưa cùng với dáng vẻ của nhà sư đang hướng đôi mắt với cái nhìn đầy trìu mến theo bóng người tiều phu đang khuất dần như một cách thể hiện lòng tin giữa con người với con người.

Cảnh kết giống như chính câu nói : " Sau cơn mưa trời lại sáng.". cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người ta có lòng tin vào nhau.

6. Một số tác phẩm văn học Mỹ em đã từng đọc và tìm hiểu có kĩ thuật tự sự giống như bộ phim Rashomon đó là : Âm thanh và cuồng nộ ( William Faulker).

7.Trong Văn học Việt Nam có một số tác phẩm với kĩ thuật tự sự tương tự có thể kể tơi như : Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu); Những đứa con trong một gia đình ( Nguyễn Thi ) ; Chiếc lược Ngà ( Nguyễn Quang Sáng).

Trên đây là câu trả lời và một số quan điểm cá nhân của em. Mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy và các bạn. Em xin cảm ơn. ^^

 

 

Picture of Giang Bui Thi
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Giang Bui Thi - Saturday, 7 October 2017, 4:34 PM
 

Đôi khi đứa trẻ lại gợi ra một sự u tối của tương lai, một vòng luẩn quẩn, như đứa trẻ được nhắc đến cuối truyện "Chí Phèo" chẳng hạn.

Picture of Oanh Nguyen Thi Lam
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Oanh Nguyen Thi Lam - Saturday, 7 October 2017, 9:32 PM
 

Đứa trẻ trong Chí Phèo gợi ra cái vòng luẩn quẩn không lối thoát vì nó còn gắn với biểu tượng chiếc lò gạch cũ ở đầu câu chuyện nữa b Giang ạ. Nhưng với Đứa trẻ trong Rashomon thì khác. Với chi tiết Người tiều phu bế đứa trẻ trên tay và nở một nụ cười rạng rỡ dưới nắng, t nghĩ đây là cách đạo diễn muốn gửi thông điệp tốt đẹp về cuộc sống đến với người xem. Đứa trẻ là một nhân vật được đưa vào ở cuối phim, nó không hề có sự liên quan gì tới những cuộc cãi vã, lời than vãn bi quan của các nhân vật và vụ án ko có lời giải kia cả, Xem cảnh này người xem chắc chắn sẽ liên tưởng tới tương lai tươi sáng, mầm non, sự sống mới mở ra chứ không thể liên tưởng tới sự u tối được.

Picture of Hue? Nguye?n Thi? Minh
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Hue? Nguye?n Thi? Minh - Saturday, 7 October 2017, 1:34 AM
 

Chào thầy và các bạn, sau khi đã xem bộ phim, cùng với những câu hỏi gợi ý của thầy em xin được đưa ra những ý kiến của mình như sau.

  1. Bộ phim đã được xây dựng rất thành công với kĩ thuật tự sự  của tác giả. Nội dung phim xoay quanh cái chết bí ẩn của người chồng trong câu chuyện dưới lời kể của các nhân vật. Việc cái chết của người chồng được kể lại từ các nhân vật khác nhau tạo nên những cái nhìn khác quan về một vấn đề.Cái đặc biệt tạo nên sự hấp dẫn của bộ phim là đến khi kết thúc bộ phim, thủ phạm thực sự vẫn không được xác định rõ ràng. Điều này khiến cho người xem phim phải đưa ra những suy luận, liên kết các sự việc với nhau để có đáp án cuối cùng. Hơn nữa, mỗi người xem tùy vào cảm nhận của mình sẽ có những đáp án khác nhau.

Về cốt truyện: câu chuyện xoay xung quanh cái chết bí ẩn của người chồng samurai. Lời khai được lấy từ các nhân vật khác nhau như bác tiều phu, ông sư, tên cướp Tajomaru, người bắt được tên cướp, người vợ và chính người chồng bị giết.  

Câu chuyện được kể lại từ 5 điểm nhìn khác nhau. Về ý kiến của em, em cho rằng lời kể của bác tiều phu là đáng tin cậy nhất, bởi vì bác tiều phu là người ngoài cuộc, không có bất cứ quan hệ gì với ba người kia nên lời kể của bác mang tính khách quan cao. Tên cướp Tajmaru, người vợ và người chồng đều trong lời kể đều có điểm chung là đề cao tính khí của bản thân mình. Theo em thấy, nó không có tính khách quan

2.Theo em, như lời kể của bác tiều phu, người chồng bị thanh kiếm đâm chết chứ không phải con dao, khả năng cao sẽ là tên cướp Tajmaru giết.

Không chỉ dừng lại ở việc đi tìm thủ phạm bộ phim, về nghệ thuật dựng phim, cái kết lơ lửng của tác giả khiến cho người xem phải liên kết các sự việc với nhau, đưa ra những suy luận để tìm ra thủ phạm đích thực. Kĩ thuật tự sự điện ảnh thể hiện qua bộ phim theo em cảm nhận được, nó khiến cho người xem có những cái nhìn đa chiều, không ép người xem vào một khuôn mẫu nào. Mỗi người xem lại có cách cảm nhận khác nhau về bộ phim, tùy theo cảm nhận của từng người, thủ phạm sẽ đa dạng theo suy đoán của từng người xem.

3. Các từ khóa mà em chọn để miêu tả bộ phim này là tình yêu, sự yếu đuối và sự ích kỉ. Về tình yêu: cái chết của người chồng xuất phát từ tình yêu của tên cướp Tajmaru dành cho vợ của ông ta. Hắn muốn chiếm đoạt cô ả nên đã sát hại người chồng. Đối với sự yếu đuối, em thấy được rằng qua lời kể của ba nhân vật là người chồng, người vợ và tên cướp Tajmaru. Người chồng yếu đuối ruồng bỏ vợ mình khi cô ta bị Tajmaru hãm hiếp, ông ta bị những tôn nghiêm của xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ chỉ huy lí chí. Người vợ, xuyên suốt tập phim, cô ả chỉ có khóc và khóc. Tên cướp Tajmaru, một tên cướp khét tiếng mà lại yếu đuối, cầu xin tình yêu từ một người đàn bà lạ. Còn đối với sự ích kỉ, chính bở vì lời kể của các nhân vật Tajmaru, người vợ, người chồng, ai cũng kể theo hướng đề cao nghĩa khí tốt đẹp của bản thân mình mà chưa có sự trung thực với sự thật.

4. Từ ý 3 ở trên, về giá trị nhân văn, đầu bộ phim ta chưa thấy được giá trị nhân văn của bộ phim. Tên cướp vì háo sắc mà giết người vô tội. Bác tiều phu ở đầu phim kể lại chưa hết những gì bác chứng kiến, điều đó nói lên được sự vô tâm của con người. chính vì sợ bị liên lụy nên bác chỉ kể lại một cách đại khái, qua loa. Nhưng cuối câu chuyện ta lại thấy được tình người. Bác tiều phu tuy đang nuôi 6 đứa con nhưng vẫn nhận thêm đứa trẻ bị bỏ rơi về nuôi. Tất cả cùng chung một thông điệp : “Trong bóng tối của tội ác, sự vô tâm đến đáng sợ của con người thì vẫn còn ánh sáng hi vọng của tình người!”

5. Theo em, bộ phim này cả lạc quan và bi quan. Bởi lẽ một chuỗi các sự kiện bế tắc diễn ra xuyên suốt tập phim. Tên cướp Tajmaru tội ác đầy mình, người vợ yếu đuối không dám đối mặt với sự hà khắc của xã hội phong kiến Nhật Bản, bác tiều phu liên tục thở dài. Sau tất cả, vẫn không có một cái kết rõ ràng cho cái chết của người chồng. Tóm gọn lại, nó vẫn chỉ là một ẩn số. Nhưng đến khi kết thúc bộ phim, tính lạc quan lại thể hiện rõ rằng qua chi tiết bác tiều phu nhận xin nuôi đứa trẻ mồ côi, và ông sư tin tưởng trao đứa bé cho bác tiều phu. Ở đây, ta thấy được tình thương và lòng tin giữa người với người. 

6. Tác phẩm Mỹ có cùng kiểu tự sự: Âm thanh và cuồng nộ (William Faulker), Trái tim tố giác (Anllan Poe) 

7. Tác phẩm văn học Việt Nam: Cỏ lau ( Nguyễn Minh Châu), Nắng chiều ( Nguyễn Khải), Nhiên!nghệ sĩ múa ( Ma Văn Kháng)

Picture of Mai Le Thi Thanh
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Mai Le Thi Thanh - Saturday, 7 October 2017, 4:37 AM
 

Trên cơ sở xem kĩ và xem có phê phán bộ phim Rashomon, dựa trên những vấn đề thầy đặt ra, em có những quan điểm sau:

*Thứ nhất, về kĩ thuât tự sự

- Cốt truyện: Câu chuyện xoay quanh cái chết bí ẩn của một samurai trong rừng trúc. . Những người có liên quan gián tiếp và trực tiếp tới vụ việc lần lượt đưa lời khai. Sự việc được kể lại qua lời khai khác nhau của 4 nhân chứng: Tajomaru – tên cướp, người vợ của samurai, samurai - nạn nhân (thông qua bà đồng) và người tiều phu. Mỗi lời khai cung cấp cho người xem một diễn tiến khác nhau về sự thực, họ lần lượt phủ nhận lẫn nhau. Tất cả được kể lại qua sự hồi tưởng của người tiều phu và nhà sư.

=> Cốt truyện được kể lại qua 4 điểm nhìn: Tajomaru – tên cướp, người vợ của samurai, samurai - nạn nhân (thông qua bà đồng) và người tiều phu.

- Bối cảnh: xuất hiện 3 mảng không gian đan xen: Cổng thành Rashomon – công đường – khu rừng.

- Trong số các phiên bản từ các điểm nhìn khác nhau cùng kể lại về câu chuyện đã diễn ra, theo em, câu chuyện theo điểm nhìn của người tiều phu là đáng tin cậy nhất. Tính chất khách quan của người tiều phu khiến cho lời kể của ông có vẻ đáng tin nhất.

- Cách trần thuật dưới nhiều điểm nhìn, cách kể chuyện bằng phục hiện, tính đa thanh – đối thoại. Cùng là một sự việc nhưng dưới mỗi điểm nhìn khác nhau lại là một diễn biến khác nhau. Chỉ là một sự việc nhưng lại có những đáp án khác nhau. Lời khai của các nhân vật không được ghi lại một cách trực tiếp mà lại được kể trong lời của tiều phu và nhà sư với một kẻ tiện dân khi họ trú mưa dưới cổng thành Rashomon. Vụ án mạng được kể lại trong sự hồi tưởng của 4 nhân vật. Tính hồi tưởng lồng trong hồi tưởng, đan xen các mảng không gian hiện tại và quá khứ.

*Thứ hai, về thủ phạm gây ra cái chết của nhân vật và kĩ thuật dựng phim

- Vì sự không thống nhất trong lời khai của các nhân chứng nên đến cuối cùng người xem vẫn mơ hồ không biết đâu là sự thật và ai mới là thủ phạm giết người thực sự. Tuy nhiên, trong 4 điểm nhìn thì như đã nói ở trên, do tính khách quan mà lời khai của người tiêu phu có độ tin cậy  cao nhất và theo đó thì Tajomaru – tên cướp chính là kẻ gây ra cái chết của nhân vật.

=> Tác giả không nhấn mạnh và cũng không lý giải việc ai là thủ phạm thực sự  mà dành sự phán xử cho chính người xem

Rashomon kể về một sự việc không phải bằng diễn biến hay sự kiện trong thực tại mà bằng việc đan xen của những hồi tưởng.

- Ở cảnh kể chuyện của các nhân vật trước tòa, các nhân chứng nhìn thẳng vào máy quay, không có thoạt của phía quan tòa, như thể người xem chính là quan tòa và các nhân chứng nói chuyện trực tiếp với người xem. Các nhân vật chính trong vụ án không xuất hiện duy nhất trong một không gian. Các hình ảnh không gian quá khứ và hiện tại được đan xen.

=> nghệ thuật dựng phim đặc biệt, cách quay khiến cho khán giả cảm giác như đang trực tiếp tham gia vào câu chuyện và phải đi tìm thủ phạm gây ra vụ việc. Cấu trúc tự sự độc đáo của bộ phim cùng với tính không thể khám phá sự thực cho thấy việc xác định kẻ giết người không phải là mục đích chính của tác giả mà thông điệp của bộ phim có lẽ là tính thiện mong manh của con người, sự trung thực của con người trước lòng ích kỷ cá nhân.

Cũng như nguyên lý "tảng băng trôi” của Hemingway, được thực hiện khi nhà văn hiểu biết cặn kẽ mọi vấn đề mình muốn tái hiện, rồi loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết, chỉ giữ lại những phần cốt lõi và sắp xếp sao đó để khi tiếp xúc với nó, độc giả vẫn có thể hiểu được những gì tác giả bỏ đi, không có trong văn bản. Rashomon cũng là một kết cấu như vậy, thủ phạm là ai không được tác giả khẳng định mà bỏ trống khiến người xem phải tự suy đoán mà vẫn hiểu được thông điệp tác giả muốn đề cập.

*Thứ ba, về vấn đề hình thức nghệ thuật

Về mặt hình thức, kĩ thuật tự sự, đặc điểm nổi bật nhất của bộ phim này là nó đưa ra nhiều sự lí giải khác nhau cho cùng một sự thật, câu chuyện duy nhất đó là cái chết của người chồng. 

*Thứ tư, về vấn đề nội dung tác giả muốn đề cập

- Key word: “sự thật”, “tính thiện”

=> Bộ phim để lại một thông điệp sâu xa về ranh giới mong manh giữa điều thiện và điều ác, về nhân tính của con người, về sự thật và chân lí. Sự thật có thể không bao giờ được tìm thấy ngay cả khi người chết cũng nói dối. Sự thật bị che giấu bởi những mưu mô, toan tính cá nhân. Đúng như lời nói của nhân vật nhà sư trong phim: “Con người sẽ mãi mãi không thể tìm thấy sự thật, bởi sự yếu đuối và ích kỷ của mình”. Song điều lớn lao nhất đó là tính thiện của con người, dù có lúc bị mờ đi, vẫn là bản tính cốt rễ nhất.

*Thứ năm, Rashomon – bi quan, lạc quan hay chủ nghĩa hư vô?

Theo ý kiến cá nhân thì em vẫn cho rằng bộ phim mang tính lạc quan.

- Mới đầu đến ¾ bộ phim thì em không hề tìm được một yếu tố mang tính tích cực lạc quan, tin tưởng nào bởi những chi tiết dường như khiến người xem mất đi niềm tin vào tính thiện, sự trung thực của con người. Tất cả nhân chứng đều che dấu sự thực theo cách có lợi nhất cho mình. Một cái chết, 3 thủ phạm khác nhau. Tên cướp  kể lại câu chuyện để dựng lên hình ảnh mình như một đạo tặc hào hiệp, võ nghệ cao cường.; thiếu phụ kể lại câu chuyện để tìm kiếm sự cảm thông; nạn nhân kể lại câu chuyện để vớt vát lại danh dự của một võ sĩ; người tiều phu không dám kể sự thực vì sợ liên lụy hay vì đã trót lấy cắp thanh đoản đao đem bạn lấy tiền. Trong câu chuyện của người tiều phu, còn bật lên sự hèn nhát và tàn nhẫn của người kiếm sĩ và tên cướp. Kiếm sĩ không những không thương xót vợ bị làm nhục mà còn sỉ vả cô. Tên cướp không phải là người được người vợ van xin đi theo mà là ngược lại. Đến khi bị cô gái kích động thì họ lao vào đánh nhau, nhưng không phải để bảo vệ cô gái mà để bòn mót lại chút danh dự. Ngay cả khi dánh nhau, họ cũng tỏ ra run sợ (thể hiện qua những cảnh họ ngã bò trên đất, rơi kiếm). Tất cat toát lên một dư vị mong manh về tính thiện của con người. Nếu bộ phim kết thúc ở đây, nó sẽ là một cái nhìn bi quan về đời sống  như cái nhìn bi quan của nhà sư.

-Tuy nhiên, chi tiết cuối phim là một bất ngờ, khi người tiều phu trước đã thú nhận có kể câu chuyện sai đi một chút để lấy trộm con dao quý lại nhận nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi ở ngôi đền Rashomon đổ nát trong khi chính ông ta cũng đang nheo nhóc với đàn con 6 đứa. Nó khép lại bằng một chi tiết có giá trị nhân đạo sâu sắc, mang lại niềm tin cho nhà sư nói riêng  và khán giả nói chung về cái thiện ở sâu thẳm trong mỗi con người. Đó chính là yếu tố lạc quan, tin tưởng vào tính thiện luôn tồn tại, ẩn khuất trong mỗi con người

Về vấn đề tác phẩm văn học Mỹ hay Việt Nam nào có kĩ thuật tự sự giống như bộ phim thì em xin phép trả lời ở bình luận sau để dành thời gian suy nghĩ thật kĩ về sự tương đồng trong kĩ thuật tự sự.

Cảm ơn thầy và các bạn!

Picture of Giang Bui Thi
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Giang Bui Thi - Saturday, 7 October 2017, 8:25 AM
 

Hay quá Mai ơi.. 

Picture of Giang Bui Thi
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Giang Bui Thi - Saturday, 7 October 2017, 8:30 AM
 

Mai có nghĩ rằng đạo diễn chỉ để cho một mình tên cướp có tên riêng là tại sao không ?
Đại ý như, vì ông ấy là một cá tính riêng biệt, là người mà không trùng lẫn với các nhân vật khác, sống tự do và thoải mái, (dù phạm pháp). 

Picture of Mai Le Thi Thanh
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Mai Le Thi Thanh - Sunday, 8 October 2017, 12:17 AM
 

Trước tiên, T cảm ơn Giang về lời khen nhé!

Còn về vấn đề Giang hỏi t suy nghĩ như thế nào về việc chỉ có tên cướp mới có tên riêng và theo Giang đó là dụng ý của tác giả thì t cũng trả lời như sau:

* Thứ nhất, tớ có đọc những cái tóm tắt nội dung phim thì tớ vẫn thấy người ta đề cập tên của các nhân vật chứ không phải mình tên cướp có tên.Tajomaru-tên cướp, Masago - vợ nạn nhân, Kanazawa-no-Takehiro-nạn nh và tiều phu-vô danh. Nếu thật sự tác giả có dụng ý ở gì thì đã không có phần giới thiệu tên nhân vật.

* Thứ hai, t không hề thấy một nét đẹp hay yếu tố tích cực gì ở tên cướp nên việc như Giang nói đó là cá tính riêng biệt hay là dụng ý hướng đến cái tự do của tác giả thì tớ nghĩ không hợp lí cho lắm. 

 

Đó là suy nghĩ chủ quan của tớ, Giang cứ góp ý và phản biện nhé! 

Cảm ơn Giang!

Picture of Giang Bui Thi
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Giang Bui Thi - Sunday, 8 October 2017, 12:33 AM
 

okay cậu Mai, Mai trả lời nốt câu 7 đi mình đang đợi Mai nha :v

Picture of Bích Thủy Bùi
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Bích Thủy Bùi - Saturday, 7 October 2017, 11:25 PM
 

Đocj bài Mai rõ ràng, mạch lạc, logic. hay quá

Picture of Mai Le Thi Thanh
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Mai Le Thi Thanh - Sunday, 8 October 2017, 12:16 AM
 

Hehe, t cảm ơn Thủy!

Picture of Hà Ngô Thị Thu
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Hà Ngô Thị Thu - Saturday, 7 October 2017, 10:49 PM
 

Đầu tiên cho phép em được cám ơn thầy bở bộ phim rất hay và sau đây em xin phép được đưa ra ý kiếng của bản thân!

              1. Cảm nhận đầu tiên của em khi lần đầu xem bộ phim này chán nản bởi thưa thầy em không hiểu những ẩn ý mà bộ phim muốn truyền tải đến người xem. Em cảm thấy nó khá là rắc rối và lằng nhằng. Cho đến khi phải xem lại lần tiếp theo, tua đi tua lại em mới có thể hiểu được. Và sau khi hiểu được phần nào nội dung bộ phim thì em có một vài quan điểm của cá nhân như sau: khi bàn luận về bộ phim, chúng ta nên nói đến kĩ thuật tự sự được thể hiện qua nó. Đồng tình với ý kiến của một vài bạn bên trên rằng kĩ thuật tự sự ở đây được sử dụng khá linh hoạt và phong phú. Cụ thể, linh hoạt và phong phú ở đây không chỉ ở đa dạng từ điểm nhìn, góc nhìn của nhân vật, đa dạng ở ngôi kể mà còn được kết hợp khéo léo bằng lối tự sự theo trình tự thời gian cũng như đảo lộn trật tự thời gian. Về cốt truyện, có thể hiểu nôm na rằng bộ phim này tái hiện lại câu chuyện khó hiểu về một cặp vợ chồng và tên cướp Tajomaru qua điểm nhìn của nhiều nhân vật. Qua những điểm nhìn đó, mỗi người xem lại có những suy ngẫm, đánh giá khác nhau về tổng thể chung của bộ phim cho đến từng nhân vật, còn để rõ ràng hơn thì cần phải để tâm một chút đến diễn tiến bộ phim. Bộ phim được tái hiện không theo một mạch tuyến tính của thời gian mà đan xen lẫn hồi tưởng và hiện tại, như thắt bao nhiêu cái nút trong suy tưởng của người xem rồi lại lần theo dòng hồi tưởng mà lần lượt gỡ bỏ hết chúng đi vậy. Mở đầu phim với khung cảnh của hiện tại, của một ngày mưa lớn với thời gian gợi mở là sau khi vừa kết thúc một phiên xử án. Hai người bước ra từ phiên xử với vai trò nhân chứng (bác tiều phu và nhà sư) cùng với một người đàn ông lạ, gặp nhau tại mái đình – nơi trú mưa, kể cho nhau về những khúc mắc của vụ án vừa trải qua. Đó là vụ án có nhiều uẩn khúc về một cặp vợ chồng và một tên cướp khét tiếng trong vùng. Sau khi nghe lời kể cũng như những lời thuật lại của các người liên quan trọng vụ án, người đàn ông lạ cuối cùng cũng tìm được câu trả lời cho sự tò mò của mình. Ông ta tạm coi rằng diễn tiến của câu chuyện là hai vợ chồng gặp tên cướp, tên cướp vì say mê nhan sắc của người vợ mà chiếm đoạt nàng và giết chồng nàng. Song, đến cuối cùng, người đàn ông ấy vẫn không thể tin hoàn toàn lời của một “nhân chứng” nào cả. Cốt truyện này theo em, được kể từ tất cả 6 điểm nhìn. Đó là bác tiều phu, nhà sư, người chồng, người vợ, tên cướp và người nhân chứng đã bắt được tên cướp đem đến phiên xử án. Về phần này, em không đồng tình với ý kiến của bạn Phương Anh ở phía trên vì nhờ lời kể của nhà sư, người xem mới hình dung thêm được về câu chuyện, lời kể ấy cũng là từ góc nhìn khách quan, không phải cứ tận mắt chứng kiến thì mới được xét là “có điểm nhìn”. Nếu như phủ định vai trò “điểm nhìn” của nhân vật nhà sư thì hẳn chúng ta không thể tìm thấy được sự “trùng khớp” về đặc điểm bên ngoài của cặp vợ chồng (với con ngựa trắng và cung tên trên lưng người chồng) để đối chiếu với lời kể của những nhân vật khác! Cuối cùng, theo các phiên bản lời kể của nhân vật, mỗi phiên bản em chỉ tin tưởng được một nửa, không có phiên bản nào là tin tưởng nhất. Bởi, đã có câu nói “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa của sự thật thì không phải sự thật”, và con người thì chỉ nên tin vào sự thật mà thôi. Đối với những lời nói dối, người ta tin vì họ không nhận ra đó là nói dối, hoặc có chăng cũng là nhận ra nhưng bất khả kháng mà vờ tin nó là thật. Những phiên bản lời kể này đến cuối cùng chỉ là giúp người xem tự lục lại trí nhớ của mình và ghép các sự kiện lại sao cho hợp logic chứ không có phiên bản nào là lời giải đáp hoàn toàn, kể cả phiên bản cuối cùng theo lời kể của bác tiều phu. Vì thế, cái kết của câu chuyện ở đây theo em được để ngỏ là hợp lý.

               2. Thật sự rất khó để có thể đưa ra được kết luận ai là thủ phạm giết người chồng bởi thật sự là tác giả đã thật là tài năng khi có thế đưa ra những giả thuyết thuyết phục đến như vậy. Chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và không thể đưa ra được kết luận cho câu hỏi “Ai là thủ phạm giết người chồng?” Và có lẽ rằng điều tác giả muốn nói đến là một bộ phim cần phải chú trọng nhiều thứ, nhưng quan trọng là nghệ thuật dựng phim cũng như kĩ thuật tự sự, bởi, không phải cứ đem nguyên tác ra mà tái hiện lại, diễn lại mà thành phim được. Khi dựng phim, cần phải sắp xếp hợp lý các phân cảnh, các lời kể (đối với những tác phẩm đa diện, nhiều chiều như thế này) thì mới tạo được hiệu quả. Khi dựng phim cần chắt lọc hình ảnh, khung cảnh cũng như khai thác triệt để thế giới nội tâm của nhân vật, để chí ít chuyển tải được tinh thần từ phiên bản văn học. Các kĩ thuật tự sự điện ảnh cũng cần phải vận dụng khéo léo, không tuân theo một lối mòn nào, cần phải đặt vào địa vị người xem để vừa gợi ra “nút thắt”, vừa gỡ bỏ “nút thắt” cho nhịp nhàng, hợp lý.

             3. Một số từ khóa em đưa ra đó là: tình yêu – lòng tin – sự yếu đuối – sự ngờ vực – sự ích kỷ - con người. Như vậy, theo em, bộ phim sâu xa muốn đề cập đến vấn đề đa diện, nhiều chiều của con người. Con người có thể hết mực thương yêu nhau hay hết mực hi sinh (ta sẽ bỏ luôn nghề trộm cướp, lên phố bán thứ gì đó để nuôi nàng….), hết mực tin tưởng (nhờ có anh, tôi mới thấy mình có thể giữ niềm tin vào con người), nhưng ở một góc khác, một khía cạnh khác lại sẵn sàng trở mặt với nhau (loại đàn bà như cô ta tôi không cần, anh cứ lấy đi), sẵn sàng tỏ ra yếu đuối để lừa người hay lừa chính bản thân mình (một người phụ nữ đáng thương bơ vơ như tôi phải làm thế nào đây?), sẵn sàng nghi hoặc (không có kẻ nào tốt…) hay sẵn sàng vụ lợi, ích kỷ (bỏ quên một vật có giá trị như vậy thật là sai lầm lớn nhất trong đời ăn cướp của ta). Nhưng cuối cùng, dù con người có như thế nào, dù có người tốt, người xấu thì chúng ta cũng cần giác ngộ chân lý, hướng tới những cái tốt đẹp, vì “quay đầu là bờ”!

4. Về giá trị nhân đạo, bộ phim muốn răn đe những người có hành vi sai trái, đi ngược với lẽ thường (tên cướp) nhưng cũng nhấn mạnh vẻ đẹp của hành động trượng nghĩa (bác tiều phu dù đã nheo nhóc 6 con nhỏ nhưng vẫn cưu mang em bé bị bỏ rơi…). Về thế sự, bộ phim đã nêu lên rất rõ thói dối gian, thờ ơ ở đời như việc nhân chứng dù có biết nhưng cũng không khai hết sự thật, quan tòa thì thờ ơ không điều tra cho ra lẽ, bỏ dở vụ án. Đặc biệt là sự vô lương tâm của bậc cha mẹ khi đẻ con ra và bỏ rơi.

               5. Theo ý kiến cá nhân thì bộ phim thiên về chủ nghĩa bi quan và được thể hiện qua rất nhiều những chi tiết, hình ảnh trong bộ phim. Mở đầu bộ phim là tiếng thở dài của bác tiều, qua đó cho thấy sự chán trường. Ai cũng có những lí lẽ riêng của mình và ai cũng cho rằng là mình nói thật. Và thật sự qua những lời nói đó thì người xem không biết tin vào ai. Cảm thấy xung quanh mình toàn là những điều giả dối. Hay phải kể đến phân cảnh người vợ giãi bày nỗi thống khổ, tù túng của cuộc đời mình, với hy vọng tên cướp Tajomaru sẽ giải thoát mình, nhưng không, đến cuối cùng hẵn cũng chỉ như bao gã đàn ông bình thường, chẳng phải lại là một chuỗi bi quan nữa sao? Hay kể đến tình tiết gần cuối phim, khi người đàn ông lạ mặt lột đi bộ kimono có gắn lá bùa của đứa trẻ, người xem lần nữa đánh mất niềm tin vào con người. Không thể phủ định rằng bộ phim vẫn có một số chi tiết theo hơi hướng tạo niềm tin, hy vọng cho người tiếp cận, nhưng, có vẻ như số lượng ít ỏi ấy chỉ để làm tôn lên những chuỗi xúc cảm bi quan và thống khổ của các nhân vật trong tác phẩm?

               6. Một số tác phẩm văn học Mỹ có cùng kiểu kỹ thuật tự sự như “Rashomon” là: Trái tim tố giác (Edgar Allan Poe); Âm thanh và cuồng nộ (William Faulkner)

               7. Một số tác phẩm văn học Việt Nam có cùng kiểu kỹ thuật tự sự như “Rashomon” là: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh); Bóng đêm (Ma Văn Kháng). Cảm ơn thầy và các ban đã đọc bài của mình và mong nhận được sự phản hồi từ phía mọi người

Picture of Giang Bui Thi
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Giang Bui Thi - Sunday, 8 October 2017, 5:51 PM
 

Trước tiên, em cảm ơn thầy vì bộ phim ý nghĩa. Trước đây, em luôn xem phim với một tâm thế thoải mái, có nghĩa rằng chỉ khi nào kết thúc, em mới rút ra vài bài học hay phân tích ý nghĩa một chi tiết hay. Nhưng với Rashomon, ngay từ đầu em cần phải đón nhận với tâm thế xem-có-phê-phán, vậy nên cảm nghĩ về bộ phim có chút khác biệt.


Sau đây là suy nghĩ của em/mình về bộ phim. Mình không xem lại, nên tất cả những ý kiến đều rút ra từ lần xem đầu tiên.

Thứ nhất, về kĩ thuật tự sự. Bộ phim không phát triển theo một ngôi kể duy nhất, mà xoay quanh điểm nhìn và kì ức của các nhân vật (trình bày bên dưới. Cảnh phim luân chuyển từ Lã Sinh Môn, rừng rồi đến công đường. Tất cả những trường đoạn, cảnh quay đều dưới dạng đối thoại. Không có khoảng trống hay khoảnh khắc nào nhân vật thể hiện sự giằng xé nội tâm bên trong, khiến cho người xem giống như đang dõi theo vụ xử án trực tiếp, bản thân chính là quan tòa và đưa ra “xét xử”.


Bắt đầu bộ phim không phải cảnh quay trong rừng- nơi vụ án mạng xảy ra, mà lại là sự hồi tưởng phiên tòa xét xử của nhà sư và người đốn củi với phần thoại và hiện diện của quan tòa bị khuyết đi, ý đồ của đạo diễn muốn người xem, ngay từ ban đầu phải đặt mình vào vị trí quan tòa, phán xét sự việc chứ không đơn thuần là theo dõi diễn tiến vụ án mạng. Đây là cách kết nối tác phẩm nghệ thuật với người xem vô cùng độc đáo, buộc họ phải theo sát bộ phim, suy nghĩ liên tục giống như chính mình đang là một nhân vật trong đó.


>>> Nghệ thuật muốn lôi cuốn khán giả, phải biến khán giả trở thành nhân vật. Và nội dung một tác phẩm, dù là phim ảnh hay văn chương, phải mang tính đa thanh, phải đẩy mâu thuẫn lên cao trào, để rồi chính người thưởng thức nghệ thuật đó tự mình giải quyết và thỏa mãn.


Cốt truyện: Vụ án mạng của một samurai trong rừng, với kẻ tình nghi gồm kẻ cướp và người vợ. Quá trình gây án được thuật lại một cách mâu thuẫn từ lời kể của tên cướp, người vợ samurai và nhân vật người chồng (thông qua bà đồng) và thậm chí cả nhân vật người tiều phu (ở cuối truyện). Cả quá trình lấy lời khai được nhân vật nhà sư và người tiều phu kể lại ở Lã Sinh Môn.


>>> Vậy, nói tóm lại, câu truyện được kể lại từ 4 điểm nhìn chính (không tính nhân vật nhà sư dưới cương vị người liên quan gián tiếp): Tên cướp. người vợ, người chồng (thông qua bà đồng) và người tiều phu.

Điểm nhìn đáng tin cậy nhất, là nhân vật người tiều phu. Ông ấy không tham gia trực tiếp vào vụ án, cũng không có lí do để nói dối. (Nhân vật người chồng hay tên cướp, vốn muốn cứu lấy chút danh dự samurai cuối cùng sót lại, trong khi nhân vật người vợ đang tìm kiếm sự cảm thông). Do đó, theo lời ông, hung thủ chính là tên cướp Tajomaru.


Thứ hai, về keyword. Theo em/mình đó là “sự thật”, “niềm tin” và “tính thiện”.
Như nhận định: “Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất tồn tại quyết định ý thức”. Sự thật chỉ có một, cái khác nhau là sự nhìn nhận và biến đổi chủ quan của con người về thế giới khách quan, (mà chúng ta gọi là sự lừa dối). Thế nhưng, bất cứ một sự “biến đổi” nào cũng đều có nguyên do, con người không chỉ nên tìm ra sự thật, mà cần phải nhìn nhận sự thật đó từ nhiều góc độ. Chỉ khi nào biết đặt niềm tin và thông cảm cho người khác, con người ta mới trở về với “Cái thiện”.


Thứ ba, về giá trị nhân văn, ở đây tác giả muốn hướng con người đến những giá trị tinh thần cao đẹp. Trước tiên, đó là niềm tin. Hãy tin và đặt niềm tin đúng chỗ. Người nông dân kia, suy cho cùng thật đáng thương, khi mà nhìn nhận thế giới với đôi mắt hoài nghi e sợ, ông quá “ích kỉ lòng tin”. Và rồi, đến cuối cùng ông ấy không tìm ra được sự thật, về hung thủ, về người tiều phu, và về chính cuộc sống của ông nữa. Về người tiều phu, dù có nói dối, dù đã ăn cắp con dao đi bán, nhưng cuối cùng lại nhân nuôi một đứa trẻ, vì đó là “cái thiện”. “Một người đau chân sẽ chẳng nghĩ gì khác ngoài cái chân đau của mụ” ? Không đúng, một người đau chân sẽ biết cách bảo vệ đôi chân cho một người khác!
Về thế sự, bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết “Lã Sinh Môn” và “Trong rừng trúc” cuối thế kỉ 19 của Nhật Bản, về những nhân vật Samurai “cuối mùa”. Bối cảnh ấy cũng hoàn toàn dựa trên hiện thực lịch sử về sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ, và những Shogun (Samurai) kia, như đang giẫy giụa để giữ lại cho mình chút tự kiêu cuối cùng!


Thứ tư, Rashomon bi quan hay lạc quan ? Đáp án là lạc quan. Phim bắt đầu với một vụ án mạng, trời mưa tầm tã, không gian âm u vắng lặng. Ba người đứng dưới cổng Lã Sinh Môn, phải bẻ gỗ nhóm lửa. Thì thào lo lắng kể cho nhau nghe về câu chuyện xử án kì lạ. Nhưng cái kết, lại có âm thanh, là tiếng khóc trẻ con, mưa tạnh, trời hửng nắng. Nhà sư – người từ đầu chỉ cụp mắt lo âu, nay nhìn theo đứa trẻ và người tiều phu, lại mang ý mong chờ và hy vọng. Niềm tin đã ươm mầm cho cái thiện, cơn mưa đã đưa hạt giống sự sống kết chồi. Tựa như câu nói của ông giáo khi nhìn Lão Hạc trong giây phút lâm chung “Cuộc dời không hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác!”.


Cuối cùng, sự liên tưởng.


Với những tác phẩm có cách tự sự tương đồng, em nghĩ đó là As I lay dying, The sound and the fury. Hai tiểu thuyết Mỹ, tác giả William Faulker.


Với tác phẩm Việt Nam, cách trần thuật tương tự em thấy có “Ăn mày dĩ vãng” của nhà văn Chu Lai, đáp ứng hai tiêu chí: có sự đa dạng trong ngôi kể trần thuật, và hơn nữa, có sự mâu thuẫn giữa các điểm nhìn/ ngôi kể. Từ sự mâu thuẫn đó mà toàn bộ vướng mắc trong quá khứ được hé mở.

Trên đây là toàn bộ ý kiến của em, mong thầy và các bạn phúc đáp. Xin cảm ơn!

Picture of Bach Dong Quang
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Bach Dong Quang - Sunday, 8 October 2017, 7:59 PM
 

Hôm thứ 4 (4/10/2017), bộ phim Rashomon được chiếu là lần thứ 3 tôi được xem, và mỗi lần xem tôi lại có một điểm nhìn khác nhau về bộ phim này. Thông qua hệ thống câu hỏi của thầy, tôi xin được trình bày một số quan điểm nhận xét của mình về bộ phim như sau:

1. Như chúng ta đã biết, điện ảnh là một bộ môn nghệ thuật luôn cho người tiếp nhận biết nhiều hơn các nhân vật do có thể tạo ra điểm nhìn đa chiều, để chúng ta có thể hồi hộp dõi theo cốt truyện diễn ra trên màn ảnh một cách vô cùng hứng thú. Tiếp nhận những thành tựu của nền công nghiệp điện ảnh, bộ phim Rashomon đã linh hoạt sử dụng một kỹ thuật tự sự tinh tế, đa chiều đầy linh hoạt để có thể dẫn dắt người xem đi theo mạch câu truyện theo một hướng mơ hồ. Chỉ có một vụ án mạng xảy ra trong một góc rừng, một xác chết, 3 người trong trong câu truyện và 2 người trần thuật, thế nhưng người xem dần dần lạc đi trong câu truyện ở mỗi góc điểm nhìn của mỗi người. 

Bộ phim có cốt truyện chính là một vụ án mạng, một samurai chết với thanh kiếm trên ngực. Tất cả những nhân vật được coi là liên quan đến vụ án được đưa đến công đường thẩm vấn người vợ, tên cướp, tiều phu và bà đồng (đại diện cho người chồng). 4 lời khai, 4 điểm nhìn đều kể theo hướng một cách hoàn toàn khác nhau nhưng điểm chung duy nhất là lời kể nào cũng vô cùng hợp logic. Mỗi một người thuật lại câu chuyện đều phủ định đi câu chuyện của người kể trước, để cuối cùng đáp án về hung thủ thực sự vẫn chẳng ai biết.

Nếu để chọn một phiên bản câu chuyện nào có thể đáng tin cậy nhất, có lẽ em đồng tình với bạn Nguyễn Thanh Bình, chẳng có gì còn đáng tin ở đây nữa cả. 

2. Vậy tóm lại ai là người đã gây ra cái chết của người chồng? Theo ý kiến cá nhân của tôi, cái chết của người chồng là do biên kịch và đạo diện gây nên. Ở đây, bộ phim được sử dụng nhằm một dụng ý nghệ thuật khái quát ý nghĩa khá cao, nó đưa chúng ta trở về với ý nghĩa chức năng vô cùng to lớn của văn học và điện ảnh đó là "trải nghiệm". Mỗi một phiên bản, qua mỗi góc nhìn, chúng ta có quyền chọn 1 mạch chuyện mà mà mình tin và đi theo.

Từ đó, việc tự sự trong điện ảnh được tác giả gửi gắm đó là phải biết chọn điểm nhìn và chi tiết làm sao cho hợp lý để những người tiếp nhận tin đó là thật.

3.Các key words về bộ phim: niềm tin, tình yêu, danh dự.

Xét về góc độ hình thức, bộ phim đưa chúng ta một cái gọi là điểm nhìn và chuỗi sự kiện. Đây là một cách tư duy logic tạo ra mạch truyện mà mỗi nhà văn và biên kịch cần có, nó giống như bài thi năng khiếu của trường ĐH Sân khấu điện ảnh của ngành Biên kịch hay viết văn có ra đó là đưa các chi tiết, sự kiện và vật dung, chúng ta hãy chọn 1 góc nhìn tạo dựng ra một câu chuyện hợp lý nhất.

4. Bộ phim đã vạch trần rõ ràng nhất những bản chất thực sự của con người và gửi gắm một thông điệp chúng ta phải luôn nghi ngờ về những sự thật mà chúng ta được nghe, phải trải nghiệm, quan sát tận mắt, sờ tận tay hay phải qua những thực nghiệm mới xác thực là nó có đáng tin hay không. Trong bộ phim có một lời thoại mà khiến chúng ta ám ảnh nhất "người chết sẽ không bao giờ nói dối", thế nhưng khi chúng ta được nghe lời của người chết qua hình thức gọi hồn với một phiên bản khác, lại một lần nữa tất cả mọi người đều phân vân "thế chúng ta nên tin vào cái gì bây giờ".Xét về góc độ nhân văn, bộ phim Rashomon đưa cho chúng ta rằng mỗi con người đều có một mặt yếu đuối và mặt xấu bên trong mình, khi gặp hoàn cảnh nhất định thì nó sẽ được bộc lộ ra.

5. Theo tôi, bộ phim này được làm theo chủ nghĩa bi quan. Chúng ta điểm lại thứ tự của các phiên bản tự sự, đầu tiên là tên cướp, tiếp theo là người vợ, rồi người chồng và cuối cùng là của một người tiều phu đi ngang qua. Đạo diễn không ngẫu nhiên chọn thứ tự sắp xếp này, người mang chúng ta từ điểm nhìn của một kẻ ác, đến người tưởng chừng là yếu đuối vô tội đến nạn nhân và một người không liên quan. Chọn thứ tự này, theo tôi nghĩ đạo diễn dường như muốn người xem cuốn vào việc tìm hiểu xem ai là hung thủ nhưng để rồi, mỗi một phiên bản đều đưa chúng ta vào một bế tắc, sự thiếu niềm tin, không còn có thể nhận thức được còn mấu chốt nào để bấu víu đi tìm sự thật nữa. Cảnh cuối phim, ai cũng nghĩ đó là tăng niềm tin vào con người hơn nhưng nó lại khiến tôi ớn lạnh và ghê sợ hơn bao giờ hết, mọi người nghĩ người tiều phu chân thật, nuôi 6 đứa con, mang đứa bé đi trong tình thương nhưng đạo diễn đâu cho chúng ta những thước phim hình ảnh minh chứng về điều đó, tất cả chỉ là lời kể của ông ta thôi mà, mang đưa bé đi, ông ta làm gì với đứa bé thì ai biết (buôn bán, ấu dâm,...). Thực sự, cảnh đó mới là thứ gây ớn lạnh nhất trong phim mà tôi cảm nhận. Nên tôi nhìn nhận về chủ nghĩa bi quan được khắc họa tại đây.

6.Trong các tác phẩm Mỹ thầy đưa lên, tôi không thấy tác phẩm nào dùng kỹ thuật tự sự tương tự, có truyện được kể dựa theo nhiều điểm nhìn nhưng nó chưa giống với bộ phim ở chỗ là cùng 1 nội dung câu chuyện nhưng lại được kể theo nhiều góc khác nhau. Thế nhưng, tôi đã đọc một tác phẩm thấy có kỹ thuật tự sự gần tương tự là "Gone girl" và may mắn gần đây tôi có xem bộ phim "Sát thủ vô tình" của Tây Ban Nha có sử dụng kỹ thuật tự sự này.

7. Còn tác phẩm Việt Nam mà có hình thức tự sự tương tự thì có lẽ tôi chưa tìm được. 

 

 

Picture of Long Le Nguyen
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Long Le Nguyen - Sunday, 8 October 2017, 10:00 PM
 

Rất nhiều thảo luận có chất lượng, có cá tính, rất tốt! Nhưng có vẻ câu 3 các bạn vẫn chưa hiểu đúng câu hỏi nên vẫn trả lời lạc sang các "key words" liên quan tới nội dung.

Còn câu 7 thì vẫn chưa thấy có trả lời nào thực sự thuyết phục!

 

Mọi người tiếp tục cố gắng lên! Ai đã vào comment vẫn có quyền trả lời tiếp nếu thấy tìm ra các câu trả lời thoả đáng hơn, đặc biệt cho câu 3 và câu 7. Ai chưa comment càng có cơ hội vào để có thêm các câu trả lời thuyết phục hơn!

Picture of Anh Tống Thị Thục
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Anh Tống Thị Thục - Monday, 9 October 2017, 11:54 PM
 

Lời đầu tiên xin cảm ơn thầy đã tạo điều kiện cho chúng em được biết tới bộ phim của điện ảnh Nhật Bản mà trước tới nay chúng em chưa được tiếp cận! Sau khi xem bộ phim, em có một số quan điểm như sau:

1. Về kĩ thuật tự sự của bộ phim: bộ phim Rashomon có một lối tự sự mà em thấy khá hiếm gặp, mà bản thân em cũng chưa gặp, đó là lối tự sự qua nhiều ngôi kể, một cốt truyện nhưng qua mỗi người kể, ấn tượng về mỗi nhân vật và chính người kể trong lòng khán giả lại là khác nhau. Ví dụ: trong lời kể của tất cả mọi người, nhân vật người vợ hiện lên như một kẻ nhẹ dạ lăng loàn, hoàn toàn đáng trách, thế nhưng đến lời kể cuối cùng của bác tiều phu, em lại thấy cô gái dù hành động sai nhưng nguyên do lại có gì đó đúng, nghĩa là cô ta là một kẻ làm liều mong giải thoát bản thân, chứ không hẳn do cô ta sai hoàn toàn.

Về cốt truyện: câu chuyện kể về một vụ án mạng, một đôi vợ chồng đi trong rừng, gặp tên cướp Tajomaru háo sắc, hắn đã làm nhục người vợ và giết chết người chồng, Tajomaru bị bắt bởi một người dân khi hắn bị đau bụng nằm lăn lộn bên bờ sông cùng với con ngựa của đôi vợ chồng, xác chết của người chồng được bác tiều phu phát hiện và lên trình báo quan. Ở phiên xử án, những người có mặt gồm có bác tiều phu, vị thầy tu đã gặp đôi vợ chồng trên đường trươc khi họ gặp nạn, tên cướp Tajomaru, người đã bắt được Tajomaru, người vợ và linh hồn của người chồng. Qua mỗi người kể chuyện, câu chuyện lại dần biến tướng, vẫn là người chồng bị chết, người vợ bị làm nhục, và Tajomaru là người xuống tay giết, nhưng vì lí do gì mà người chồng chết và hành động, thái độ, nhân cách của người vợ thì lại là một ẩn số. Sau khi phiên tòa kết thúc, người tiều phu và vị thầy tu vẫn thẫn thờ không dám tin vào câu chuyện, trong khi trú mưa ở khu đền bỏ hoang đã kể lại cho một người khác. Bộ phim kết thúc bằng sự thật được kể từ bác tiều phu, bác đã chứng kiến từ đầu tới cuối nhưng lại nói phát hiện ra cái xác rất lâu sau đó để tránh bị liên lụy, bác cũng thú tội đã ăn cắp chiếc dao găm nạm ngọc và nhận nuôi đứa bé bị bỏ rơi.

Về điểm nhìn: nếu xét về kể chuyện thì có tất cả đến 6 điểm nhìn: bác tiều phu, thầy tu, Tajomaru, người chồng (thông qua bà đồng), người vợ, người đã bắt Tajomaru. Nhưng để nói rằng kể cốt truyện thì chỉ có 4, không tính thầy tu vì thầy chỉ gặp đôi vợ chồng 1 lúc, và người đã bắt Tajomaru. Và lời kể có vẻ đáng tin nhất theo em là lời của bác tiều phu.

2. Thủ phạm giết nhân vật người chồng theo em là Tajomaru, nhưng anh ta chết có phải hoàn toàn do Tajomaru không, hay có sự gián tiếp từ người vợ, thì vẫn còn là điều băn khoăn.

Về kĩ thuật tự sự điện ảnh, theo em tác giả muốn nói tới điểm nhìn, trong một tác phẩm có thể có rất nhiều điểm nhìn, mỗi điểm nhìn lại có sự khác biệt, sự khác biệt ấy đôi khi bao hàm cả quan điểm của người tự sự. Điều đó có nghĩa là: không chỉ trong văn chương, trong đời sống, mà trong điện ảnh, một cốt truyện cần được khai thác ở nhiều điểm nhìn, nhiều phương diện, nhiều quan điểm, từ đó mà nhìn cốt truyện, nhìn nhân vật, nhìn tính cách mới đa chiều, mới đúng. Có thể mường tượng như việc ta nhìn hình phẳng khác hẳn so với nhìn hình ảnh được dựng 3D, rõ ràng là hình 3D đẹp hơn, chân thực hơn, bởi vì nó có nhiều góc cạnh, nhiều mặt hơn là hình phẳng. Trong điện ảnh, kĩ thuật đa chiều cũng giúp cho bộ phim trở nên cuốn hút hơn, không nhàm chán.

3. Keywords: đa chiều - vệ tinh (các điểm nhìn xoay quanh một câu chuyện trọng tâm, em không biết phải dùng từ nào hợp lý hơn :D ) - inside and outside ( người trong cuộc kể và người ngoài cuộc kể)

Vấn đề trọng tâm : theo em, bộ phim đề cập tới vấn đề đa diện, đa diện cả ở trong bài học nhân sinh mà bộ phim truyền tải: phải nghe 2 tai và nhìn 2 mắt, đa diện ở trong lối tự sự, đa diện trong kĩ thuật, và đa diện trong tư duy.

4. Về ý nghĩa đạo đức : những ý nghĩa về nội dung và đạo đức theo em đã được đúc kết trong những câu nói của nhân vật (em không thể trích dẫn chính xác nhưng xin được nói đại ý):

- đàn bà dùng nước mắt để lừa gạt

- đàn bà thích đàn ông cuồng nhiệt, nhưng đàn ông muốn có được đàn bà thì phải dùng thanh kiếm

- thế giới chẳng có ai là thật sự tốt, chẳng có ai là tuyệt đối hoàn hảo

- người ta nói dối bởi vì người ta sợ, hoặc bởi vì những âm mưu toan tính

- "Nếu con người không tin nhau, trái đất giống như địa ngục"

- mọi thứ đều có nhiều mặt của nó, cần nhìn mọi thứ đa chiều

5. Lạc quan hay bi quan: theo em, bộ phim không nghiêng về một bên nào cả, mở đầu phim là một sự bi quan bao trùm u ám, bi quan về bản chất con người, về tính thiện, nhưng đến cuối phim, cảnh bác tiều phu nhận đứa trẻ mặc dù nhà đã 6 đứa con, lại ánh lên ánh sáng lạc quan. Nhà sư luôn tin vào con người và cái thiện, nhưng lại có lúc sững sờ vì con người ta làm điều quá ác. người vợ hiện lên như một kẻ lăng loàn, ô nhục, nhưng đến cuối cùng, cô ta chửi tất cả đàn ông đều là những kẻ yếu đuối, cô ta không phải yếu lòng, mà cô ta nghĩ theo Tajomaru, cô ta sẽ được giải thoát, hẳn ban đầu khán giả cứ nghĩ người chồng là chốn êm ấm, thế nhưng đến đây có vẻ như lại hoàn toàn ngược lại, cô ta là người bị chèn ép hạnh phúc, và cô ta làm liều để giải thoát bản thân, đó có lẽ là một thứ ánh sáng, dù không trong sạch, nhưng lại sáng. Và chính Tajomaru, hắn cũng đã van xin người vợ, sẵn sàng thay đổi, lao động để nuôi cô ta, nhưng đến khi hầu phán xử thì hắn lại kể chuyện theo lối khác, vì hắn yếu đuối. 

6. Văn học Mỹ nói chung, theo em tác phẩm có kĩ thuật tự sự tương tự mà em biết là Âm thanh và cuồng nộ, một tác phẩm khác em không rõ có phải khu vực Anh - Mỹ không, nhưng em cần kể đến, đó là "Bá tước Dracula" (Bram Stocker)

7. Văn học Việt Nam có lối tự sự tương tự, em nghiêng về Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách và Chùa Đàn của Nguyễn Tuân

Em xin cảm ơn và mong sự góp ý của thầy và các bạn

Picture of Anh Nguye?n Thi? Phuong
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Anh Nguye?n Thi? Phuong - Tuesday, 10 October 2017, 9:28 AM
 

thảo luận về phim Lã Sinh Mon

Picture of Anh Nguyễn Thị Phương
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Anh Nguyễn Thị Phương - Tuesday, 10 October 2017, 5:10 PM
 

Sau khi xem lại sự nhắc nhở của thầy về câu 3 e có chỉnh sửa ý kiến như sau:

Thứ nhất là ở cái key words khi chỉ xét riêng tới khía cạnh nghệ thuật chứ chưa bàn đến nội dung thì e có những từ sau: Độc đáo – tượng trưng – thành công.

Đi theo dòng chảy của bộ phim khiến cho em rất ngạc nhiên về sự độc đáo của bộ phim từ nội dung đến nghệ thuật. tuy nhiên ở đây em chỉ xét về mặt nghệ thuật. Câu chuyện qua bộ phim được dựng nên qua lời kể của các nhân vật. Các nhân vật tự hồi tưởng lại câu chuyện của quá khứ đã xảy ra. Các thước phim quay lại sự hồi tưởng của nhân vật như khiến cho độc giả cũng tham gia vào câu chuyện. Các câu chuyện được lồng ghép vào nhau một cách tinh tế, độc đáo để cho khán giả tự mình hòa vào bộ phim, tự cảm nhận được sự thực câu chuyện theo góc nhìn của mình thông qua các điểm nhìn của nhân vật. Bộ phim là sự đan xen giữa không gian và thời gian với nhau.

 

Tượng trưng em nhắc đến ở đây là muốn nói đến diễn xuất của các nhân vật.

Trước hết mỗi nhân vật đều là cái bộ phận để tượng trưng cho cái toàn thể. Như “ nhà sư” tượng trưng cho cái thiện, sự đúng đắn. “ Tajomaru” tượng trưng cho điều xấu xa. “Người phụ nữ” và “ người chồng bị giết hại” đại diện cho toàn thể hai phái giới tính đương thời.

Cái thứ hai là “ diễn xuất” của diễn viên. Dường như một số hành động, cử chỉ , biểu cảm của diễn viên khiến cho người xem cảm thấy bị thái quá, vô lý,và không tự nhiên. Theo em thì đó không phải là do khả năng của họ mà một phần thông qua đó, đạo diễn muốn thể hiện quan điểm của mình. Có lẽ cái mà ông muốn hướng đến qua diễn xuất mang tính kịch nhiều hơn của diễn viên là ý nghĩa sau bộ phi, thái độ của con người. Vì các tác phẩm kịch tuy diễn xuất thái quá nhưng quan trọng nất vẫn là ở ý nghĩa mà tác phẩm muốn nói đến.

 

Sau tất cả, nhìn lại về phương diện nghệ thuật như : nghệ thuật làm phim, ngệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật,… thì em thấy được sự tành công của bộ phim. Tuy được sản xuất lâu rồi nhưng cách quay, ánh sáng , âm thanh,… đều không khiến người xem cảm thấy nó không hợp lý hay cảm thấy còn có bất kì nhược điểm nào.

Picture of Nga Pham Thi
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Nga Pham Thi - Tuesday, 10 October 2017, 8:48 PM
 

RASHOMON – NIỀM TIN GIỮA CON NGƯỜI VỚI CON NGƯỜI CÒN HAY KHÔNG?

Sau khi xem xong bộ phim Rashomon của đạo diễn nổi tiếng người Nhật Bản Kurosawa Akira, nó đã để lại trong em nhiều ấn tượng và nhiều băn khoăn. Rát nhiều những câu hỏi được đặt ra: Liệu rằng ai mới là hung thủ thực sự gây nên cái chết thương tâm của vị võ sĩ? Ai là người nói dối, ai nói ra sự thật? Liệu rằng, niềm tin giữa con người với con người còn hay không giữa thời thế như vậy? Liệu rằng giá trị nhân đạo và giá trị đạo dức của bộ phim có làm thức tỉnh được những tâm hồn còn lạc lõng trong sự dối trá? Và dưới đây là một số quan điểm về bộ phim Rashomon dưới góc nhìn cá nhân:

1. Kĩ thuật tự sự

* Cốt truyện của Rashomon:

- Bộ phim có cốt truyện đề cập đến một vụ giết người với cái chết tàn khốc nhưng vô cùng mập mờ của một vị sõ sĩ vô danh. Sau vụ án, thông qua những lời kể khác nhau của các nhân vật khác nhau, dưới nhiều cái nhìn khác nhau. Chính vì vậy, người xem càng thêm phấn khích và tò mò về sự thật của “cái chết mập mờ” đó. Tính trung thực của mỗi lời kể, tác giả đã cho người đọc tự do cảm nhận và có những đánh giá riêng của riêng mình.

- Bộ phim có hệ thống nhân vật vô cùng đơn giản: một vị tiều phu, một vị sư, một người khách qua đường, một tên cướp khét tiếng, một người đàn bà, một bà Đồng và một đứa bé.

- Bộ phim được xây dựng trong khung cảnh có vẻ bó hẹp (công đường- khu rừng nơi xảy ra sự việc – ngôi đền nát Rashomon) nhưng thực chất là một khung cảnh của một thời thế loạn lạc, niềm tin giữa con người với con người đang dần bị đánh mất.

* Diễn tiến cơ bản của Rashomon và qua 4 điểm nhìn cơ bản:

- Bộ phim có diễn tiến khá tự nhiên khi thông qua những lời kể của từng nhân vật khác nhau:

+ Tại ngôi đền đổ nát Rashomon dưới trời mưa dữ dội, một người tiều phu và một vị sư lần lượt kể lại cho người khách trú mưa cùng họ vụ án tàn bạo mà hai người được chứng kiến và làm nhân chứng:

++ Theo lời tiều phu, trong lúc ông kiếm củi ông ta tình cờ phát hiện được một thi thể một samurai bị giết chết bằng kiếm, bên cạnh là vài dấu vết của một người phụ nữ (chiếc mũ, một đoạn dây thừng, một chiếc dao khảm ngọc), người tiều phu quá hoảng sợ trước khung cảnh tội ác và lập tức đi báo quan vì vụ án và tường thuật lại tất cả những gì ông ta chứng kiến được.

++ Theo lời của vị sư: Vị sư là người nhìn thấy cặp vợ chồng đi trong rừng (tên võ sĩ và người đàn bà), ông ta là người chứng kiến cảnh hồn của tên võ sĩ nhập vào người lên đồng và cũng thuật lại những gì ông ta đã nhìn thấy.

++ Theo lời khai của người đàn bà vợ tay võ sĩ, thì có vẻ thị lại là người đoan chính và nết na. Sau khi bị hãm hiếp xong, thị đã đau đớn, day dứt vì ánh mắt khinh miệt của chồng mà ám ảnh đâm chết chồng trong vô thức rồi cố tự tử cho đỡ nhục nhã nhưng bất thành. Nghe lời khai và dáng điệu xiêu vẹo của người vợ trước công đường, người nào cũng thấy thông cảm và nghĩ rằng thị là người đàn bà tiết hạnh.

++ Người chồng thông qua bà đồng, thì tỏ ra là người thuộc bậc “ở trên nhìn xuống”, khinh khi người vợ lăng loàn và ông ta tỏ ra là một bậc trượng phu với tinh thần rất Samurai đúng nghĩa. Tự sát khi thấy vợ mình phản bội, và bị tên cướp kia trói nghiến lại để xem hắn ta làm nhục vợ. Một bậc Samurai đúng nghĩa. Biểu lộ của bà Đồng trong phân khúc phim này cũng rất hay, bà ta vừa biểu cảm được nét đau đớn, phẫn nộ của người võ sĩ (linh hồn) mà vẫn có nét đồng bóng, huyền bí của một bà đồng (thể xác).

++ Và vẻ sung sướng, thỏa mãn có chút tự đại của quan sai nha khi bắt được Tajomaru, khi ống ta cố nhấn giọng “lần trước bắt hụt tên cướp khét tiếng này…” cũng phản ánh được con người của ông ta.

++ Riêng với lời kể của nhân vật tên cướp Tajomaru, hắn ta với giọng điệu vô cùng tự hào khi chiếm đoạt được người đàn bà hắn ta mong ước, hắn ta kiệu ngạo và cho mình rất giỏi trong việc hạ gục được tên võ sĩ khi giao chiến với hắn 23 chiêu.

=>Cuối cùng, trước những lời khai cực kì có mâu thuẫn với nhau, lão tiều phu đã dũng cảm kể ra toàn bộ sự việc mà lão chứng kiến, đồng thời lão thừa nhận rằng mình đã kể sai sự thật khi ở trước quan tòa vì không muốn chuyện không hay dính dáng đến mình, và có lẽ lời khai của lão tiều phu đáng tin cậy nhất.

2. Ai đã giết nhân vật người chồng?

Theo như hệ thống lời khai của các nhân vật trong bộ phim, ta thấy được lời khai của nhân vật lão tiều phu là đáng tin cậy nhất. Như vậy, chính tên cướp Tajomaru là người đã giết hại tên võ sĩ, mà thực lòng chính hắn cũng không muốn làm như vậy. Trước sự khiêu khích cay nghiệt của người đàn bà giả tạo, độc ác, Tajomaru đã mờ mắt tin vào những gì thị nói, trong phút nóng nảy đã ra tay sát hại tên võ sĩ xấu số. Nếu như không có sự khiêu khích quá đáng của mụ đàn bà kia, thì chắc có lẽ tên cướp và tên võ sĩ cũng không có một trận đánh một mất một còn như vậy. Thị chính là nguồn gốc gây nên cái chết của tên võ sĩ xấu số. Nếu có trách tên cướp Tajomura thì cũng chỉ trách sự bất cần đời, sự hơn thua trong suy nghĩ của hắn.

=>Như vậy, bộ phim đã thành công trong việc xây dựng nhân vật dưới nhiều góc nhìn làm nổi bật nên tính cách và phẩm chất của từng nhân vật. Nghệ thuật dựng phim cũng vô cùng độc đáo, khung cảnh bộ phim được xây dựng trong một không gian chật hẹp, bị bó hẹp ở ba khung cảnh (công đường, khu rừng, ngôi đền nát). Việc cho các nhân vật tự thuật lại sự việc mình chứng kiến đã tạo sự tự nhiên cho lời nói, không có sự bó buộc về khuôn khổ, đồng thời tạo sự kết nối giữa các nhân vật trong bộ phim.

3. Xét trong khía cạnh nghệ thuật, khi chúng ta để ý đến những lời thoại trong bộ phim này, chắc hẳn người xem đặc biệt ấn tượng với lời thoại ngay mở đầu của bộ phim “Không thể hiểu được”. Ngay từ đầu bộ phim, dưới cảnh trời mưa dữ dội, tầm tã, một lão tiều phu nghèo ngồi với khuôn mặt khắc khổ, buồn rười rượi và luôn miệng nhắc đi nhắc lại “không thể hiểu được”. Ban đầu, chi tiết này làm cho người đọc cảm thấy băn khoăn và vô cùng tò mò vì không hiểu vì sao ông tiều phu lại có những biểu hiện và lời nói như vậy? Tại sao lại nói đi nói lại câu nói đó? Rốt cục đã xảy ra chuyện gì với ông? Tại sao ông không nói ra ngya từ đầu? Chi tiết này dần được mở ra khi từng lời kể của các nhân vậtđược thuật lại về cái chết bí ẩn của người võ sĩ xấu số. Bộ phim này phản ánh một hiện thực xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ, nạn đói xảy ra, sự tin tưởng giữa con người với con người dần bị lãng quên thay vào đó là một sự nghi hoặc, bần cùng và dối trá.

4. Khi nhắc đến giá trị nhân văn và đạo đức mà bộ phim muốn gửi gắm cho người xem: “Rashomon là một bộ phim mang đầy tính chân thực về một xã hội đầy rẫy những nghi ngờ, nghi hoặc, sự dối trá và mất niềm tin với nhau. Hình ảnh vị thầy tu đã bộc lộ rõ nét sự thất vọng giữa con người với con người trong một xã hội loạn lạc. Tuy nhiên, hình ảnh đứa bẻ bị bỏ lại ngôi đền và được lão tiều phu tốt bụng nhận nuôi mặc dù nhà lão đã có tận những 6 đứa con, Lão vẫn mang tấm lòng thương người để cưu mang đứa trẻ tội nghiệp bị bỏ rơi. Có lẽ đây được coi là như sự mở nút của toàn bộ bộ phim. Nếu như ban đầu là một sự nghi hoặc gần như không thể giải đáp, thì đến cuối phim, tình yêu thương và lòng nhân ái của con người đã đánh thức lại niềm tin của vị thầy tu cũng như hy vọng vào một Nhật Bản tương lai tốt đẹp hơn”.

5. Bộ phim có vẻ mang lại một sự u ám, tuyệt vọng nhưng ngược lại, bộ phim đã thể hiện một sự lạc quan của con người trong xã hội thời thế lúc bấy giờ, hình ảnh đứa bé và lão tiều phu ở cuối phim dường như đã làm bừng sáng cả một cốt truyện. Chi tiết cuối phim cũng là lúc trời tạnh mưa, thể hiện cho sự “sau cơn mưa trời lại sáng” mà đạo diễn muốn nhắn nhủ đến bạn đọc.

6. Trong một số tác phẩm văn học Mỹ được đăng lên diễn đàn học tập, em cảm thấy tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ có những đặc điểm khá tương đồng nhau về ý nghĩa nhân văn của tác phẩm được truyền tải.

7. Trong nền văn học Việt Nam, hiện tại vì chưa tiếp xúc được nhiều tác phẩm nên bản thân em cũng chưa liên hệ được đến tác phẩm nào có phạm vi kĩ thuật tự sự như vậy. Em sẽ cố gắng đọc nhiều và tìm hiểu nhiều hơn để có thể tự tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa văn học nước ngoài và văn học Việt Nam.

Em cảm ơn thầy và các bạn đã đọc bài trình bày quan điểm cá nhân này ạ! Em rất mong được sự đóng góp của thầy và các bạn!

 

 

 

Picture of My Bùi Hà
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by My Bùi Hà - Wednesday, 11 October 2017, 1:35 AM
 

1.kĩ thuật tự sự được thể hiện qua Rashomon không giống với các cách tự sự của những bộ phim khác. có thể thấy mỗi nhân vật lại kể câu chuyện của mình theo một điểm nhìn, một cách riêng tất cả là vì mục đích cá nhân của mỗi người là khác nhau. Bên cạnh đó có một điểm đặc biệt là bộ phim chỉ vẻn vẹn có vài nhân vật và 3 cảnh quay đó là ở quan nha, cổng đền Rashomon và trong rừng trúc. Ở quan nha thì không hề có sự xuất hiện của quan xử án mà tất cả đều là lời tự sự của nhân vật và có thể đó chính là sự ẩn dụ trong việc khó khăn khi đi tim chân lý.
Tóm tắt xơ lược qua về bộ phim thì đây là bộ phim kể về một vụ án giết người - cưỡng hiếp. Một cặp vợ chồng đi vào rừng trúc và gặp một tên cướp. Người vợ bị cưỡng hiếp bởi tên cướp và cái chết của người chồng vẫn đang đi tìm lời giải đáp. câu chuyện chẳng dẫn đến đâu khi mỗi người đứng trước quan toà đều kể một câu chuyện khác nhau để nguỵ tạo cho sự ích kỉ của chính bản thân họ trong đó có cả một người tiều phu đã báo quan. Cốt chuyện này được kể lại với 6 điểm nhìn của 6 nhân vật khác nhau: lão tiều phu, nhà sư, tên cướp, người vợ, người chồng (nhập vào bà đồng) và cuối cùng là người qua đường sau khi được nghe câu chuyện. Có rất nhiều điểm nhìn như đã nói ở trên nhưng để lựa chọn ra một điểm nhìn cho riêng mình có lẽ em chọn cách sẽ tự nhìn theo điểm nhìn của bản thân em khi lồng ghép tất cả những điểm nhìn của các nhân vật lại. 

2. theo em thì bộ phim này không phải là một bộ phim trinh thám để bắt người đọc đi tìm cho ra hung thủ là ai. Mỗi câu chuyện được các nhân vật cung cấp vốn chẳng đưa ta đến một két luận nào cả. Và theo em việt quan toà không hề xuất hiện trong bộ phim cũng thể hiện được một phần nào ý đồ của tác giả cũng không phải là cái cốt yếu đi tìm ra hung thủ là ai. Và mỗi người đọc sẽ có một dự đoán về hung thủ của riêng mình.
Nói về nghệ thuật dựng phim thì ban đầu Rashomon đã bị coi là một bộ phim dở nhất trong năm. Nhưng với con mắt tinh tường của những nhà nghệ thuật châu Âu thì nó đã trở thành một bộ phim kinh điển. Nó bị coi là một bộ phim dở nhất vì sao vậy? Có lẽ là vì nó khác chăng? Nó khác với những bộ phim truyền thống. Khác với những các kể chuyện thông thường cách kể chuyện mà người kể chuyện sẽ tìm ra chân lý và đưa câu chuyện đến một cái kết đóng lại. Ấy thế thì Rashomon sẽ kết thúc là một bộ phim trinh thám, đi tìm ra kẻ giết người. Thế nhưng tác giả đã không làm vậy, ông đưa đưa ra những cái nhìn khác nhau của mỗi người về mỗi câu chuyện nhằm khẳng định rằng, ở mỗi điểm nhìn khác nhau thì mỗi người sẽ có một cái tôi khác nhau, một cái tôi riêng thể thiện nó. Và hơn thế nữa, với điểm nhìn của những nhân vật như người vợ, tên cướp hay bà đồng thì cũng đều được thể hiện qua lời kể lại của lão tiều phu, nhà sư và sự liên tưởng của ngừoi đi đường. ngoài kĩ thuật tự sự thì bộ phim còn có kĩ thuật của sự hồi tưởng, hồi tưởng của hồi tưởng qua lời kể của các nhân vật.

3. Từ khoá:  tự sự, hồi tưởng, máy quay chiếu thẳng, 

những từ khoá trên về mặt nghệ thuật theo em bộ phim đề cập đến vấn đề về cá nhân. Mỗi người đều có một quan điểm về cá nhân khác nhau, mỗi người đều đưa ra một câu chuyện của cá nhân mình.những sự hồi tưởng và liên kêt các câu chuyện. tác giả cũng muốn tạo ra ở mõi người xem những điểm nhìn khác nhau. Việc máy quay chiếu thẳng vào từng nhân vật ở quan toà như để tìm ra một lời giải thích hợp lý, tìm ra sự thật.

4. xét về một bình diện khác về mặt nhân văn. 
Thứ nhất theo em thì vẫn là câu chuyện của lòng ích kỉ như nhà sư đã nói. Mỗi người đều có lòng ích kỉ và học xây dựng nên câu chuyện để che chắn cho nó. 

Nhưng, bên cạnh đó theo em thì mạnh mẽ hơn những câu chuyện họ dựng lên cũng là để bảo vệ cho danh dự của họ. Như câu chuyện của tên cướp, hắn không thể nói rằng hắn đã cầu xin người phụ nữ kia, hay câu chuyện của người vợ cô ta chẳng thể nói rằng mình đã làm những điều quá đáng xấu hổ, hay câu chuyện của người chồng. tất cả họ đều nhận tội về phía mình. Và đây cũng là một điều đặc biệt chúng ta nên để ý tới. 

5. Theo em bộ phim này theo quan điểm lạc quan. Bộ phim dù có nói đến sư chết chóc, nhưng cái đích cuối cùng của bộ phim lại không đưa người đọc đi tìm ra hung thủ. cũng chẳng đưa ngừoi đọc đi tìm một chân lý nào về cái chết ấy. hơn nữa ở kết thúc của bộ phim là một cảnh tượng đã vớt vát được chút tình người cuối cùng của toàn bộ bộ phim, khi người tiều phu nhận nuôi đứa bé dù ông ta có đang phải nuôi 6 đứa nữa. Câu chuyện đưa đến cho người xem phải suy nghĩ về cái thiện cái ác với những ranh giới mong manh trong mỗi con người.

6. âm thanh và cuồng nộ

7.  không phải là một tác phẩm của những thế hệ đi trước nhưng em muốn nhắc đến ở đây là một tác phẩm nổi tiếng của một nhà văn mới là "Thiên thần xám hối" của nhà văn Tạ Duy Anh một nhà văn thời đại văn học mới.

Ở "Thiên thần xám hối" có hai cái tôi kể câu chuyện của mình. Cái tôi thứ nhất là Bào thai "tôi kể câu chuyện tôi trong bụng mẹ". Cái tôi thứ hai là câu chuyện của cô nhà báo kể về một đời lầm lỡ của mình.

cũng như Rashomon thì dù có là câu chuyện của nhân vật nào thì những mẩu chuyện khi được xâu chuỗi lại với nhau sẽ cho người đọc thấy được toàn bộ nội dung của tác phẩm.

Picture of Trang Le Thi
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Trang Le Thi - Wednesday, 11 October 2017, 3:32 PM
 

1. Bộ phim có kĩ thuật tự sự hiện đại, đó là tính không đáng tin của người kể chuyện, khác hoàn toàn với kĩ thuật tự sự truyền thống. Bên cạnh đó, cách trần thuật từ nhiều điểm nhìn, tính đa thanh- đối thoại trong tự sự chính là nét độc đáo, mới lạ của bộ phim này

Cốt truyện của bộ phim xoay quanh một sự kiện trung tâm : vợ của một samurai bị tên cướp Tajomaru hãm hiếp và samurai bị giết chết bởi thanh kiếm đâm vào ngực. Sự kiện này được kể qua bốn lời khai khác nhau của bốn nhân chứng: Tên cướp Tajomaru,Masago- Vợ nạn nhân , nạn nhân (qua lời kể của bà đồng) và tiều phu. Mỗi lời khai là một phiên bản, chúng phủ nhận lẫn nhau khiến khán giả như lạc vào mê cung, không biết đâu là sự thật. Theo em, phiên bản của bác tiều phu là đáng tin cậy nhất

2. Theo suy luận của em, tên cướp Tajomaru chính là thủ phạm giết chết võ sĩ đạo, đúng như lời khai của phiên bản đáng tin nhất là bác tiều phu

Nghệ thuật dựng phim rất đặc biệt. Bộ phim diễn ra ở ba không gian khác nhau: cổng thành  Rashomon, công đường, khu rừng. Nếu gọi không gian cổng đền Rashomon là không gian không gian hiện tại, không gian công đường là quá khứ 1, không gian khu rừng là quá khứ 2 thì bộ phim chính là sự đan xen các mảng không gian này, hiện tại và quá khứ đan xen, quá khứ 1 và quá khứ 2 luân phiên.

Nghệ thuật xử lý máy quay trong phim rất hiệu quả. Đặc biệt ấn tượng là các cảnh người thiếu phụ, bác tiều phu, nhà sư và tên cướp Tajomaru cung khai đều được quay bằng cách chĩa thẳng ống kính vào nhân vật, cho họ xuất hiện ở cận cảnh, trực diện. Cách quay này tạo cảm giác như khán giả là quan tòa đang nghe các nhân chứng cung khai.

Nghệ thuật xử lý ánh sáng trong phim cũng rất ấn tượng. Đạo diễn Kurosawa đã triệt để quay bằng ánh sáng tự nhiên. Đồng thời, đạo diễn cũng rất lưu tâm đến hiệu quả màu sắc của phim khi dùng mực tàu nhuộm nước mưa để tạo cảm giác mưa nặng hạt.

Kĩ thuật tự sự điện ảnh trong bộ phim này cũng rất độc đáo bởi cách kể chuyện bằng phục hiện, kể lại vụ án qua hồi tưởng của 4 nhân vật. Nhưng bộ phim còn đẩy xa hơn nữa kỹ thuật kể chuyện bằng hồi tưởng vì câu chuyện vụ án của ông thực chất là hồi tưởng của hồi tưởng, phục hiện nằm trong phục hiện.

3. Chỉ xét riêng khía cạnh nghệ thuật, dựa kĩ vào lời thoại, theo em, key words của bộ phim này là "Sự cách tân".

Trên cơ sở đó, theo em bộ phim đề cập đến thái độ, những góc khuất trong tâm lý con người

4. Xét về các bình diện khác như giá trị nhân văn, về đạo đức, về thế sự, theo em, bộ phim gửi đến thông điệp về tính thiện mong manh của con người

5. Theo em, bộ phim lạc quan

Trong bộ phim, con người, ngay cả người chết, đều che giấu sự thật theo cách có lợi cho mình. Một cái chết, ba thủ phạm khác nhau. Tên cướp kể lại câu chuyện để dựng lên hình ảnh mình như một đạo tặc kiêu hùng, thiếu phụ kể lại câu chuyện để tìm sự cảm thông, nạn nhân kể lại câu chuyện để cứu vớt danh dự, người tiều phu không dám khai đúng sự thật với quan tòa bởi sợ bị liên lụy và cũng chính bởi y là kẻ đã lấy cắp con dao nạm ngọc trai. Tất cả đều toát lên một cách chua chát về tính thiện mong manh của con người. Nếu bộ phim chấm dứt ở đây, nó sẽ là một cái nhìn bi quan về cuộc sống. Nhưng nó đã khép lại bằng chi tiết người tiều phu mang đứa trẻ về nuôi, mặc dù nhà anh có 6 đứa con, mang lại cho nhà sư nói riêng, cho khán giả nói chung về cái thiện căn bền vững của con người

6. Theo em, trong số các tác phẩm văn học Mỹ được post lên website môn học nói riêng và văn học Mỹ nói chung, tiểu thuyết "Âm thanh và cuồng nộ" của William Faulkner có kĩ thuật tự sự tương tự bộ phim này

7. Trong phạm vi văn học Việt Nam, xét về kĩ thuật tự sự, theo em, tiểu thuyết "Ông cử" của Hồ Biểu Chánh có kĩ thuật tự sự tương tự bộ phim này

Cảm ơn thầy và các bạn!

 

 

Picture of Ha Nguyen Thi
Trả lời: THẢO LUẬN VỀ PHIM RASHOMON, VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG
by Ha Nguyen Thi - Wednesday, 11 October 2017, 11:40 PM
 

em chào thầy và các bạn! sau đây em xin được đưa ra ý kiến chủ quan của mình về bộ phim qua các câu hỏi thầy đã gợi ý:

1. Theo em kĩ thuật tự sự là kĩ thuật nổi bật nhất được thể hiện trong bộ phim, nó trực tiếp dẫn đến sự hấp dẫn, thu hút và lột tả được ý nghĩa của bộ phim.chỉ với một câu chuyện duy nhất, nhưng qua các điểm nhìn khác nhau của các nhân vật lại hiện ra một câu chuyện dường như khác hẳn, làm cho bộ phim không trở nên nhàm chán mà khiến cho người xem phải theo dõi tình tiết một cách chăm chú để xem đâu là thật đâu là giả. Và theo em có tất cả 4 điểm nhìn trực tiếp và đầy đủ nhất trong bộ phim, đó là 3 nhân vật trực tiếp trong câu chuyện: người chồng, vợ và tên cướp, và ông lão kể câu chuyện khi về cuối cùng và phiên bản cuối này theo em cũng là đáng tin cậy nhất.

2. Cái chết của ông chồng, nếu xét trên khía cạnh trực tiếp thì là do tên cướp giết, nhưng nếu xét một cách tổng thể hơn, theo em là do người vợ và cũng xuất phát từ chính bản thân người chồng(lòng tham).

3. Có 3 từ khóa em chọn lọc được qua các lời thoại của nhân vật là: dối trá- yếu đuối- ích kỉ và có 2 câu thoại em đặc biệt ấn tượng đó là :"người ta chỉ muốn quên đi những điều xấu và tin những điều tốt được dựng lên" và "phụ nữ yêu đàn ông bằng trái tim, đàn ông phải giành được phụ nữ bằng thanh kiếm của mình".Theo em bộ phim đề cập đến góc khuất ở mỗi con người, mà cụ thể trong bộ phim này chính là thể hiện qua 3 lời kể khác nhau của người chồng, vợ và tên cướp. Ai (kể cả là hồn ma) trong câu chuyện của mình cũng biến mình trở thành con người thật cao thượng, và một lý do chính để câu chuyện của ai nghe cũng thật logic và có lý là họ không hề kể xuyên tạc hoàn toàn câu chuyện, mà họ luôn biết cách góp nhặt những chi tiết sảy ra thực tế lồng ghép và với những chi tiết ảo hay chính là những chi tiết bản thân mình mong muốn.

4. Nếu xét trên khía cạnh nhân văn, đạo đức, theo em bộ phim muốn chứng minh và khẳng định một điều rằng con người không ai là hoàn hảo cả, ai rồi cũng sẽ có điểm yếu của riêng mình, ai cũng có cái tôi cá nhân, mà đôi khi cái tôi đó vượt ra ngoài cả hiện thực. trong bản thể mỗi con người luôn luôn song song tồn tại thiên thần và ác quỷ, cái thiện và cái ác, điều tốt và điều xấu, rồng phượng và cả rắn rết nữa. Bên cạnh đó bộ phim cũng muốn nói đến lòng tin giữa con người với con người, đặt trong tình huống như trong bộ phim thậm chí con người còn không tin vào cả những điều mắt mình thấy tai mình nghe.

5.Còn trả lời cho câu hỏi lạc quan hay bi quan, em đánh giá theo cảm xúc cá nhân là bộ phim đi từ bi quan đến lạc quan. vì lẽ cho đến cuối cùng khi mà thấy xung quanh đều là dối trá, từ tên cướp- người vợ- người chồng- người tiều phu(hay gì đó e không nhớ rõ) thì chợt em cảm thấy lo lắng cho nhân vật còn lại đó là nhà sư. liệu rằng nhà sư ấy có dối điều gì không? nhưng thật may là không, với em đó chính là lối thoát và khe sáng để sự lạc quan lọt ra và lan tỏa rộng hơn khi tiếp đó là hình ảnh ông lão đón nhận đứa bé một cách nâng niu trìu mến bước đi dưới ánh nắng , ánh sáng có thể là sự sáng của một tương lai mới một sinh mạng mới, hay đó chính là sự sáng nơi tâm khảm mỗi con người.

6. bộ phim "befoe I fall" bộ phim Mỹ mới công chiếu 2017 do  Ry Russo - Young đạo diễn cũng có lối kể chuyện tương tự Lã Sinh Môn. và truyện "Âm thanh và cuồng nộ" của William Faulker

7. bóng đêm- ma văn kháng

Mong các bạn và thầy góp ý thêm ạ!