Hình của Long Le Nguyen
NHÓM 1: THẢO LUẬN ĐỀ TÀI CHO BÀI THUYẾT TRÌNH 2
Bởi Long Le Nguyen - Wednesday, 1 November 2017, 9:19 PM
 

Các bạn nhóm 1 vào đây nhé

 
Hình của Giang Bui Thi
Trả lời: NHÓM 1: THẢO LUẬN ĐỀ TÀI CHO BÀI THUYẾT TRÌNH 2
Bởi Giang Bui Thi - Wednesday, 1 November 2017, 10:57 PM
 

Thưa thầy và các bạn (nhóm 1), đề tài mà mình hứng thú:

Hemingway - Phần chìm, phần nổi và lỗ hổng của tảng băng trôi!

Với đề tài này, mình sẽ khai thác:

+ khái niệm "Nguyên lí tảng băng trôi"

+ phần nổi của tảng băng

+ phần chìm và những ý kiến trái chiều về "phần chìm" 

+ mối tương quan giữa phần nổi và phần chìm của tảng băng

+ lỗ hổng: “Cái gì anh có thể bỏ được là anh biết rõ anh vẫn đưa được vào tác phẩm và chất của nó sẽ lộ ra. Khi nhà văn bỏ qua những thứ mà mình không biết thì chúng sẽ bài ra những lỗ hổng trogn tác phẩm”. Và sau đó: “Thứ gì anh biết anh có thể bỏ đi và điều đó chỉ làm tảng băng trôi của anh thêm mạnh mẽ. Đó là phần không lộ ra. Nếu nhà văn bỏ đi một vài thứ bởi vì anh ta không biết chúng thế là có một lỗ hổng trong câu chuyện”

+ Dẫn chứng: tác phẩm văn học của Hemingway và văn học Vn.

Hình của Anh Nguye?n Thi? Phuong
Trả lời: NHÓM 1: THẢO LUẬN ĐỀ TÀI CHO BÀI THUYẾT TRÌNH 2
Bởi Anh Nguye?n Thi? Phuong - Wednesday, 1 November 2017, 11:39 PM
 

t cũng thấy hứng thú với đề tài này, t vẫn đang tìm tài liệu về nguyên lý tảng băng trôi nên sẽ bổ sung ý kiến sau 

Hình của Anh Nguye?n Thi? Phuong
Trả lời: NHÓM 1: THẢO LUẬN ĐỀ TÀI CHO BÀI THUYẾT TRÌNH 2
Bởi Anh Nguye?n Thi? Phuong - Saturday, 4 November 2017, 10:56 PM
 

theo t nên thêm phần: tảng băng trôi liên quan đến một loạt vấn đề về nghệ thuật: 

đây là một số đánh giá của các nhà nghiên cứu 

- "tảng băng trôi chính là nghệ thuật tổ chức tác phẩm từ các đơn vị cấu thành tác phẩm như một chỉnh thế sẽ xuất hiện "ý tại ngôn ngoại", sẽ tạo ra một mạch ngầm văn bản, một dòng chảy ngầm dưới bề mặt văn bản ngôn từ"- Lê Nguyên Cẩn

-" thực ra khi nêu khái niệm tảng băng trôi, Hemingway nhấn mạnh cách tổ chức văn bản"- Lê Huy Bấc 

-"theo tôi yếu tố tấn kịch ngôn ngữ và sự kiện kiểu Hemingway chính là phương tiện nghệ thuật để thực hiện điều mà Hemingway gọi là nguyên lý Tảng băng trôi" Huy Liên

cái này t trích ra từ 1 bài viết ở mục 1.2.3, t nghĩ nó sẽ phục vụ cho đề tài của bọn mình

t không chèn được link nên phải để link ở bản word đính kèm

 

 

 

Hình của Long Le Nguyen
Trả lời: NHÓM 1: THẢO LUẬN ĐỀ TÀI CHO BÀI THUYẾT TRÌNH 2
Bởi Long Le Nguyen - Saturday, 4 November 2017, 11:48 PM
 

Good point! 

Một hướng khác các bạn có thể phát triển cho bài thuyết trình, đó là liên hệ lí thuyết về "nguyên lí tảng trôi" với mĩ học tiếp nhận xem thế nào: cơ chế của việc tiếp nhận; tầm đón đợi trong việc tiếp nhận; các khoảng trống trong cấu trúc tác phẩm chờ đợi người đọc đến lấp đầy ý nghĩa,...

Một số key authors của lí thuyết tiếp nhận có thể tìm đọc là: Hans Robert Jauss, Wofgang Iser, Roman Ingarden,...

 

Nhân tiện: các bạn (không chỉ của nhóm này mà của cả lớp nói chung) càng thảo luận và chốt sớm được đề tài cho bài thuyết trình thì càng có cơ hội nhận được sự hỗ trợ tư liệu từ thầy nhé, vì đến cận ngày quá mới chốt thì sẽ còn rất ít cơ hội để có thể tìm, share và đọc tư liệu cho bài thuyết trình.

P/S: đánh giá cao sự tích cực của các bạn ở nhóm 1 trong sự chuẩn bị cho lần thuyết trình lần này.

 

Hình của Giang Bui Thi
Trả lời: NHÓM 1: THẢO LUẬN ĐỀ TÀI CHO BÀI THUYẾT TRÌNH 2
Bởi Giang Bui Thi - Sunday, 5 November 2017, 7:53 PM
 

tài liệu tha khảo này t đọc rồi, những mục tớ nếu ra là dàn ý chính thôi. Vẫn đang đợi mọi người lên lms chốt đề tài rồi mới đến bước thống nhất tư liệu tham khảo :3

Hình của Bach Dong Quang
Trả lời: NHÓM 1: THẢO LUẬN ĐỀ TÀI CHO BÀI THUYẾT TRÌNH 2
Bởi Bach Dong Quang - Tuesday, 7 November 2017, 11:28 AM
 

Tớ thì thấy chúng ta đang học môn Văn học Mỹ nên chúng mình nên đi theo hướng Nguyên lý tảng băng trôi tong quá trình tiếp nhận văn học Mỹ có vẻ sẽ đúng hơn là việc dẫn giải nguyên lí đó rồi chỉ lấy tp văn học Mỹ để dẫn chứng

Hình của Giang Bui Thi
Trả lời: NHÓM 1: THẢO LUẬN ĐỀ TÀI CHO BÀI THUYẾT TRÌNH 2
Bởi Giang Bui Thi - Tuesday, 7 November 2017, 8:17 PM
 

Hôm trước t nhớ cậu bảo muốn làm đề tài phân tâm học,,  c cứ trình bày hướng làm lên rồi ọi người thảo luận. Còn về dẫn chứng, t nghĩ lấy ở văn học Việt Nam hay ở đâu đó đều được, dĩ nhiên vẫn dùng chu yếu là văn học Mỹ.

Hình của Bach Dong Quang
Trả lời: NHÓM 1: THẢO LUẬN ĐỀ TÀI CHO BÀI THUYẾT TRÌNH 2
Bởi Bach Dong Quang - Tuesday, 7 November 2017, 8:33 PM
 

tớ định đóng góp làm về vấn đề : Ứng dụng phê bình Tâm phân học trong tiếp nhận văn học Mỹ. Và tớ muốn đi sâu vào 2 phần nhỏ:

- Tâm phân học trong việc sáng tác của các nhà văn

(các chuỗi tác phẩm: Hanibal, Sự im lặng của bầy cừu, Lolita,..)

- Quá trình độc giả tiếp cận tác phẩm dưới góc độ Tâm phân học

(người đọc tự tìm thấy khoảng trống trong tâm hồn dưới việc tái hiện vô thức: giấc mơ, ác mộng, dự báo,...)

 

Hình của Bach Dong Quang
Trả lời: NHÓM 1: THẢO LUẬN ĐỀ TÀI CHO BÀI THUYẾT TRÌNH 2
Bởi Bach Dong Quang - Tuesday, 7 November 2017, 8:33 PM
 

tớ định đóng góp làm về vấn đề : Ứng dụng phê bình Tâm phân học trong tiếp nhận văn học Mỹ. Và tớ muốn đi sâu vào 2 phần nhỏ:

- Tâm phân học trong việc sáng tác của các nhà văn

(các chuỗi tác phẩm: Hanibal, Sự im lặng của bầy cừu, Lolita,..)

- Quá trình độc giả tiếp cận tác phẩm dưới góc độ Tâm phân học

(người đọc tự tìm thấy khoảng trống trong tâm hồn dưới việc tái hiện vô thức: giấc mơ, ác mộng, dự báo,...)

 

Hình của Bach Dong Quang
Trả lời: NHÓM 1: THẢO LUẬN ĐỀ TÀI CHO BÀI THUYẾT TRÌNH 2
Bởi Bach Dong Quang - Tuesday, 7 November 2017, 11:28 AM
 

Tớ thì thấy chúng ta đang học môn Văn học Mỹ nên chúng mình nên đi theo hướng Nguyên lý tảng băng trôi tong quá trình tiếp nhận văn học Mỹ có vẻ sẽ đúng hơn là việc dẫn giải nguyên lí đó rồi chỉ lấy tp văn học Mỹ để dẫn chứng

Hình của Mai Le Thi Thanh
Trả lời: NHÓM 1: THẢO LUẬN ĐỀ TÀI CHO BÀI THUYẾT TRÌNH 2
Bởi Mai Le Thi Thanh - Monday, 6 November 2017, 10:54 PM
 

Giang ơi, như đã thảo luận lúc sáng  thì cách đặt vấn đề này ổn hơn cái c đã nói ở trên lớp.

T cũng thấy vấn đề về lý thuyết Tảng băng trôi của Hemingway khá hay và có thê dẫn chứng, chứng minh thông qua nhiều tp Việt Nam lẫn vh Mỹ

Hình của Giang Bui Thi
Trả lời: NHÓM 1: THẢO LUẬN ĐỀ TÀI CHO BÀI THUYẾT TRÌNH 2
Bởi Giang Bui Thi - Thursday, 9 November 2017, 8:13 PM
 

Buổi trước Bách nghỉ, tớ và Mai, Phương Anh có bàn lại đề tài một chút và chuyển hướng sang một nhánh khác, đó là ứng dụng một khái niệm lí luận văn học vào dạy học trong chương trình Ngữ Văn (một văn bản/ bài học cụ thể)

Ban đầu, tớ nghĩ tớ áp dụng phần lí luận trung tâm và ngoại biên vào dạy tiết học khái quát văn học Việt Nam giai đoạn 30-45. 

Bố cụ ban đầu được định hình như sau:

 + Lí luận trung tâm và ngoại biên

+ Vắn tắt bài học Khái quát Văn học

+ Áp dụng lí luận vào bài giảng bằng cách giải đáp các câu hỏi:

    . Tại sao lại phân chia thành giai đoạn 30-45

   . Giai đoạn này có điều gì đặc biệt

    . Những tác giả tiêu biểu trong giai đoạn này được nhắc tới là ai ?

    . Còn những tác giả nào bị "bỏ quên"

    . Chúng ta nên làm gì để giảm sự chênh lệch "cái trung tâm" và "Cái ngoại biên".

Bài giảng không liên quan nhiều đến văn học Bắc ỹ, chủ yếu ta xoay quanh văn học Việt Nam, không biết thầy và mọi người có ủng hộ không ?

Hình của Anh Nguye?n Thi? Phuong
Trả lời: NHÓM 1: THẢO LUẬN ĐỀ TÀI CHO BÀI THUYẾT TRÌNH 2
Bởi Anh Nguye?n Thi? Phuong - Friday, 10 November 2017, 3:49 PM
 

t thấy nếu áp dụng vào dạy thực tế phần: làm gì để giảm độ chênh lệch giữa cái trung tâm và ngoại biên hơi khó. nếu làm phần ấy t chưa biết đề xuất làm thế nào